Thứ năm, 28/03/2024 19:23 (GMT+7)

Bến xe Miền Đông- Những ký ức của người thành phố

Minh Anh -  Thứ sáu, 16/08/2019 09:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Có thể nói Bến xe Miền Đông (BXMĐ) hiện hữu là một trong những bến xe sầm uất, đã và vẫn đang là trung tâm lưu thông hàng hóa, là bến đỗ và xuất phát của một số lượng khổng lồ xe khách các loại.

Di dời bến xe này đến một nơi khác, liệu có làm thay đổi những cuộc sống đã tồn tại bao năm? Và sự xáo trộn lớn lao ấy sẽ được thay đổi đáng kể ra sao?

Từ tên gọi xa cảnh Miền Đông

BXMĐ, thành lập từ trước năm 1975 đặt tại đường đường Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, Sài Gòn  (nay là TP HCM) là bến xe lớn nhất về lưu lượng xe mỗi ngày và khách vận chuyển mỗi năm. Tháng12.1976 bến xe được đặt tên mới là Xa cảng Miền Đông Trung Bộ.  Đến năm 1981 bến xe này được di chuyển đến phường 26, quận Bình Thạnh. Năm 1985 bến xe được xây dựng từ quốc lộ 13 đường Nguyễn Xí và đường Đinh Bộ Lĩnh với diện tích 67,857m2. Cái tên gọi Xa cảng Miền Đông đủ nói lên tầm vóc và sự phồn thịnh của một trung tâm, đầu mối giao thông quan trọng, kết nối TP. HCM và các tỉnh miền Bắc, miền Trung, tây Nguyên và  một số tuyến từ các tỉnh Đông Nam Bộ.

Lối vào của BXMĐ

Đến năm 1975, được đổi tên là Bến xe (Chứ không còn là cảng nữa), mặc dù tầm vóc và sự quan trọng của nó về kinh tế cũng như an sinh, xã hội,…vẫn ngày càng phát triển hơn lên, vượt rất xa mức của một bến xe.

 Năm 1978, nơi này thuộc công ty xe khách liên tỉnh Miền Đông quản lý. Cho đến năm 1993, bến xe mới được trở thành Doanh nghiệp Nhà nước độc lập, thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM. Năm 2004, một lần nữa Bến xe được đổi chủ quản: Tổng Công ty Cơ Khí Giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO) với tên gọi Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bến xe Miền Đông vào năm 2005.

 Theo một số người từng sống ở miền Nam trước giải phóng, BXMĐ được xây dựng từ năm 1972. Do nằm ở vị trí cửa ngõ phía Đông TP, là nơi tập trung các tuyến giao thông giữa TP. HCM và các tỉnh miền Đông nên có tên gọi là Xa cảng Miền Đông. Hàng ngàn phương tiện giao thông vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh ra vào mỗi ngày. Theo cùng với sự phát triển các dịch vụ dần được hình thành. Và sự phân chia bến bãi, ranh giới làm ăn cũng được nhiều băng nhóm tranh dành với nhau.

Tranh dành hành khách tai bến xe diễn ra hằng ngày 

Trong suốt thời kỳ 1976- 1986  hoạt động tại bến xe  thường xuất hiện nạn ăn xin, giựt dọc, bụi đời, mua bán chèn ép khách... Ai có việc cần thiết lắm mới phải tới bến xe. Và khi xe cập bến là vội vàng thoát khỏi bến xe càng sớm càng tốt bằng cách chen chúc nhau lên xe buýt đứng hoặc đáp xích lô, xe ôm. Nơi đây còn là nơi tập trung các đối tượng thanh thiếu niên bụi đời, bởi sau lưng và cặp bên hông bến xe là khu Xóm lao động, nơi tập trung sinh sống của rất đông những người chạy loạn rồi ở luôn. Thời kỳ khó khăn đó, họ đã tập trung về đây  để sống… tạo nên cảnh quang vô cùng nhếch nhác. BXMĐ  lúc bấy giờ cũng tập trung rất nhiều thành phần bất hảo, vô gia cư, không rõ xuất thân, sống chen lẫn trong các khu nhà " ổ chuột" v.v… những thành phần này đã chọn BXMĐ là “lãnh địa làm ăn” hành nghề bảo kê, cho vay nặng lãi mưu sinh. Để chấn chỉnh, chính quyền đã phải thực hiện nhiều đợt truy quét, thu gom các đối tượng vô gia cư sống túc trực tại các khu lân cận và cả bên trong bến xe, đưa vào các trường trại.

Ưu điểm của bến xe mới

Được biết, BXMĐ mới có diện tích trên 16 ha lớn gấp ba lần so với BXMĐ cũ có tổng số vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng. Trong đó diện tích ở TP HCM là 12,3 ha, tại quận 9, phường Long Bình, phần còn lại là của tỉnh Bình Dương. BXMĐ mới được xây dựng thành 4 khu A,B,C,D theo một mô hình  quần thể liên hợp hiện đại, tiện ích phục vụ đa chức năng dành cho hành khách và những hoạt động kinh doanh của bến xe.

Thông tin từ Sở GTVT, khu vực nhà ga, trong khuôn viên bến xe sẽ được sử dụng tạm thời cho các loại hình xe khách và xe buýt trung chuyển hành khách tại bến. Hệ thống lưu thông được phân luồng rõ: Từ BXMĐ mới đi ra các tỉnh phía Bắc, (cổng F3), rẽ phải QL1. Từ các tỉnh phía Bắc đến BXMĐ mới: QL1 - đường song hành bờ Bắc - cầu vượt số 1 tại nút giao thông đại học Quốc gia - quay về đường song hành bờ Nam - BXMĐ mới (cổng F3).

Ngược lại từ thành phố ra, vào BXMĐ mới (xe buýt trung chuyển) theo lộ trình: BXMĐ mới (cổng phụ đường số 13) - Đường Hoàng Hữu Nam - Đường số 400 - đường song hành bờ Nam - cầu vượt số 2 (nút giao thông đại học Quốc Gia) - quay đầu về đường song hành bờ Bắc - Trung tâm thành phố. Từ trung tâm thành phố đi vào BXMĐ mới: QL1- đường song hành bờ Nam - BXMĐ mới (cổng F3).

Theo quy hoạch phát triển từ năm 2020 đến 2025 giao thông vận tải TPHCM sẽ trở thành “ điểm vàng” khi khu vực BXMĐ mới và metro Suối Tiên được kết nối với khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và Miền Bắc.

 Vạn sự luôn khởi đầu nan

 Việc đình chỉ hoạt động bến xe nhất định sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, an ninh, trật tự, giao thông và đời sống của một bộ phận cực lớn những người dân đã và đang làm ăn sinh sống trong phạm vi 1km2 chung quanh bến xe này. Chưa kể đến việc gây khó khăn, tốn kém cho hàng triệu hành khách tại TP HCM đi các tỉnh, thành trong cả nước phải di chuyển, làm ăn ...đã từ lâu gắn bó, ổn định trong sinh sống, làm ăn, công tác trên tuyến đường mấu chốt từ bến xe này.   

Sống  nhờ vào bến xe

Đầu tiên, nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống, tập quán buôn bán, làm ăn của hàng vạn người dân đã mưu sinh xung quanh bến xe này nhiều năm. Bà Nguyễn Thị  Tâm, 62 tuổi nói với chúng tôi bằng giọng trầm buồn: “Biết tin nhà nước sẽ dời bến xe đi chỗ khác, cả nhà tui ai cũng buồn vì mấy chục năm rồi cái nhà này là nơi sinh sống, làm ăn, là chỗ cho bạn hàng gửi tạm hàng hóa, ngày nào cũng gặp họ. Thế mà giờ...”.

Bán hàng rong nuôi cả nhà

Rồi đây, BXMĐ, hay Xa Cảng miền Đông ngày nào sẽ chỉ còn là ký ức của những người thành phố, người dân vùng miền đã dăm ba lần ghé bến. Không riêng gì cư dân nơi đây mà tất cả mọi người khắp nơi có lẽ cũng hy vọng bến xe mới sẽ phát huy hiệu quả, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, an ninh hơn và thành phố gọn đẹp hơn khi  đã trở thành bến xe lớn nhất nước và là một trong những bến xe hiện đại bậc nhất trong khu vực Đông nam Á của TP HCM .

Một bến xe hiện đại nhất nước

Bạn đang đọc bài viết Bến xe Miền Đông- Những ký ức của người thành phố. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.