Thứ năm, 25/04/2024 11:02 (GMT+7)

Cục viễn thông: Dân đổ xô đi bổ sung thông tin do DN chưa nghiêm túc

MTĐT -  Thứ ba, 24/04/2018 10:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo đại diện Cục Viễn thông, thời gian qua, các doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc và cố gắng triển khai việc rà soát, cập nhật, hoàn thiện thông tin thuê bao theo quy định tại Nghị định 49.

“Nước đến chân mới nhảy”

Theo quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP (khoản 2 Điều 4), doanh nghiệp viễn thông có 12 tháng (kể từ ngày Nghị định được ban hành – 24/4/2017) để rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước đang sử dụng dịch vụ của mình có thông tin thuê bao chưa tuân thủ theo đúng quy định đến cập nhật, bổ sung thông tin. Điều này dấy lên nghi ngại, sau hôm nay (24/4/2018), nếu không bổ sung ảnh chân dung, khách hàng sẽ bị cắt liên lạc một chiều.

Lo lắng cho số phận số điện thoại mà mình đã gắn bó bao lâu nay, nhiều người đã đổ xô đến các điểm giao dịch bổ sung thông tin, điều này khiến các nhà mạng bị “thất thủ” suốt những ngày vừa qua.

Trước tình hình đó, hôm qua (23/4), cả 3 nhà mạng lớn MobiFone, Vinaphone và Viettel đều thông báo sau ngày 24/4 sẽ tiếp tục phục vụ khách hàng cập nhật thông tin, bổ sung hình chân dung “chính chủ” theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Để xảy ra tình trạng này, không chỉ người dùng vẫn có tâm lý để “nước đến chân mới nhảy”, mà còn là do các nhà mạng tổ chức thiếu chuyên nghiệp.

Dân đổ xô đi bổ sung thông tin thuê bao. Ảnh: Kiến thức.

Trong khi Nghị định 49 có quy định, doanh nghiệp viễn thông có 12 tháng (kể từ ngày Nghị định được ban hành – 24/4/2017) để rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước đang sử dụng dịch vụ của mình có thông tin thuê bao chưa tuân thủ theo đúng quy định đến cập nhật, bổ sung thông tin.

Thế nhưng, khoảng 1 tháng trước các nhà mạng mới bắt đầu gửi tin nhắn hối thúc khách hàng. Và lúc này thậm chí nhiều người dùng còn không cả để ý đến tin nhắn của nhà mạng, phải đến khi truyền thông lên tiếng thì nhiều khách hàng mới “sực nhớ” phải đi đăng ký hình chân dung “chính chủ”.

Sự thiếu chuyên nghiệp còn lộ rõ ở việc, nhà mạng chỉ gửi tin nhắn đến thuê bao cần bổ sung dẫn đến tâm lý lo sợ, nên nhiều người không cần bổ sung thông tin vẫn cứ đến các điểm giao dịch khiến tình trạng tắc nghẽn lại càng trở nên trầm trọng hơn.

Dù các nhà mạng đã đưa ra thông báo lùi ngày bổ sung thông tin, tức là sau ngày 24/4, khách hàng vẫn có thể bổ sung thông tin. Nhưng nhiều người dân vẫn rất lo lắng.

Sau khi các nhà mạng ra thông báo lùi ngày bổ sung ảnh chân dung, rất nhiều người dân bên cạnh bức xúc hiện còn đang rất lo lắng về thông tin cá nhân của mình bị lộ sau khi cập nhật ảnh chân dung thì ai sẽ chịu trách nhiệm.

Chưa kể tới việc nhiều người còn thấy rất lo lắng khi đã cập nhật bổ sung thong tin trên trang web của Viettel cả tuần mà chả thấy nhắn lại là được hay không. Dù nhà mạng có lùi lịch nhưng nếu quá ngày mà vẫn không báo lại rồi cắt thuê bao thì ai sẽ chịu trách nhiệm với người sử dụng?

Liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Hữu Trí, Phó Chánh Thanh tra Bộ TT&TT cho rằng, việc bảo mật thông tin của khách hàng là trách nhiệm của các doanh nghiệp viễn thông.

Trong trường hợp thông tin của mình bị lấy để kích hoạt cho sim của người khác, ông Trí cho biết, người bị lấy thông tin nên mạng CMT đến các doanh nghiệp viễn thông và đặt vấn đề làm việc về việc này. DN sẽ có trách nhiệm kiểm chứng lại thông tin, nếu đúng thì bắt buộc họ phải hủy thuê bao kia, đồng thời yêu cầu thuê bao kia đăng ký chính xác lại thông tin.

Chủ thuê bao cố tình không bổ sung thông tin sẽ bị khóa

Còn theo đại diện Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông thì mốc 24/4/2018 là thời điểm doanh nghiệp phải bảo đảm cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao của mình đã tuân thủ hoàn toàn theo các quy định tại Nghị định 49. Sau thời điểm này, bất kỳ lúc nào cơ quan quản lý cũng có thể tiến hành thanh, kiểm tra và xử phạt doanh nghiệp nếu phát hiện có thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu không đúng quy định.

Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những sai phạm có thể phát sinh liên quan đến thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu của mình không tuân thủ đúng quy định. Đồng thời, không có nghĩa rằng sau mốc thời gian này, toàn bộ các thuê bao chưa cập nhật thông tin sẽ bị khóa một chiều, hai chiều hay bị chấm dứt cung cấp dịch vụ.

Theo đại diện Cục Viễn thông, thuê bao sẽ chỉ bị khóa, chấm dứt cung cấp dịch vụ nếu chủ thuê bao cố tình không tuân thủ việc cập nhật, bổ sung thông tin thuê bao khi đã nhận được thông báo từ doanh nghiệp. Trường hợp, thuê bao chưa nhận được thông báo từ doanh nghiệp thì trách nhiệm bảo đảm thông tin thuê bao đã đúng quy định thuộc về doanh nghiệp, và doanh nghiệp không có quyền khóa hay chấm dứt cung cấp dịch vụ của các thuê bao này.

Theo Cục Viễn thông, thời gian qua, các doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc và cố gắng triển khai việc rà soát, cập nhật, hoàn thiện thông tin thuê bao theo quy định tại Nghị định 49, nên việc triển khai trong những ngày gần đây gây nhiều khó khăn cho người dân (quá tải, ùn tắc tại các điểm cung cấp dịch vụ).

Trong những ngày sắp tới, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bố trí thiết bị, nhân lực, để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân bổ sung, cập nhật thông tin thuê bao.

P.V (tổng hợp theo TPO, TNO)

Bạn đang đọc bài viết Cục viễn thông: Dân đổ xô đi bổ sung thông tin do DN chưa nghiêm túc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành