Thứ năm, 25/04/2024 05:07 (GMT+7)

Đối ngoại Việt Nam & những dấu ấn thúc đẩy bình đẳng giới

MTĐT -  Thứ sáu, 19/02/2021 11:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Năm 2020, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công nhiều trọng trách quốc tế: Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch AIPA 41, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong năm đầu nhiệm kỳ 2020-2021.

Việt Nam đã chủ động dẫn dắt, điều phối ASEAN vượt qua nhiều thách thức, ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19. Ngoài ra, Việt Nam linh hoạt tổ chức trực tuyến thành công nhiều hội nghị, đặc biệt là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và 37. Mặt khác, Việt Nam thúc đẩy thông qua nhiều văn kiện, trong đó có trên 80 văn kiện tại các hội nghị cấp cao về xây dựng Cộng đồng và định hướng xây dựng tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025.

Lễ Khai mạc AIPA 41

Với vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trong năm qua như: Lần đầu tiên thúc đẩy Hội đồng Bảo an thông qua một Tuyên bố Chủ tịch về tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc; tổ chức đối thoại ASEAN - Liên hợp quốc, qua Hội đồng Bảo an nâng tầm ASEAN và qua ASEAN cụ thể hoá nhiều nội dung hợp tác ở cấp độ toàn cầu. Việt Nam cũng lần đầu tiên đề xuất và thúc đẩy nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua việc lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh, với số nước đồng bảo trợ kỷ lục là 112 nước.

Một trong những sáng kiến quan trọng của Việt Nam là Phiên họp đặc biệt của các nhà lãnh đạoASEANvề tăng quyền năng cho phụ nữ trong kỷ nguyên số tại Hội nghị cấp cao 36 diễn ra ngày 26/6/2020. “Đây là lần đầu tiên một hoạt động về chủ đề tăng quyền năng cho phụ nữ được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN. Phiên họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định cam kết mạnh mẽ ở cấp cao của ASEAN trong thực hiện đầy đủ và hiệu quả các mục tiêu đề ra trong Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, cũng như thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội và hợp tác ASEAN”, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, cố vấn cao cấp của Ban Thư ký quốc gia ASEAN 2020, thành viên Nhóm Phụ nữ ASEAN vì Hòa bình (AWPR), Phó Chủ tịch ủy ban quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, nhấn mạnh.

Trong chương trình nghị sự Đại hội đồng lần thứ 41 Hội đồng Liên nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á (AIPA 41), Hội nghị Nữ nghị sĩ AIPA đã thảo luận về “Vai trò’của nữ nghị sĩ trong việc bảo đảm việc làm và thu nhập của lao động nữ”. Hội nghị đi sâu vào vấn đề bình đẳng giới, thúc đẩy phụ nữ tham chính và khẳng định vai trò của nữ nghị sĩ. Chủ đề của Hội nghị này do Quốc hội Việt Nam đề xuất và nhận được sự đồng thuận của các nghị viện thành viên AIPA.

Tiếp đó, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 37 (diễn ra từ ngày 12 đến 15/11/2020), Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN là một sự kiện quan trọng, đánh dấu quyết tâm ở mức cao nhất của các nước ASEAN. Với chủ đề “Vai trò của phụ nữ trong xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết, năng động, bền vững và bao trùm trong thế giới hậu Covid-19”, hội nghị đã bàn một cách tọàn diện về vai trò và đóng góp của phụ nữ.

Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 vào tháng 9/2020 cũng đã có một phiên họp đặc biệt khi lần đầu tiên các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bàn về vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh bền vững.

Hội nghị quốc tế với chủ đề “Tăng cường vai trò của phụ nữ trong xây dựng và củng cố hòa bình - Từ cam kết tới kết quả” (tháng 12/2020) là hội nghị toàn cầu duy nhất trong năm 2020 về vấn đề phụ nữ, hòa bình và an ninh. Sự kiện khẳng định đóng góp của Việt Nam và thu hút được nhiều đối tác, tổ chức quốc tế, khu vực như ASEAN, EU, Ngân hàng Thế giới... Hội nghị đã thông qua bằng đồng thuận Cam kết Hành động Hà Nội do Việt Nam xây dựng. Sự kiện đóng góp vào nội dung đánh giá và kiến nghị các hoạt động, giải pháp thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong hòa bình và an ninh của thế giới khi Liên hợp quốc đang rà soát lại Nghị quyết 1325 và đưa ra các giải pháp mới sau 20 năm thực hiện.

Lễ khởi động Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020.

“5 hội nghị lớn của Việt Nam cho thấy một bức tranh tổng thể. Vấn đề vai trò phụ nữ, hòa bình, an ninh phải gắn vào kỷ nguyên số và vấn để phát triển. Có như vậy mới giải quyết được căn cơ đói nghèo. Mặt khác, các lãnh đạo nữ có thể giải quyết được những vấn đề thiết thân của đại đa số phụ nữ trong bối cảnh đầy thách thức hiện nay. Đó là việc làm, thu nhập và ứng phó với dịch bệnh... Vấn để phụ nữ sẽ tạo ra một không gian mới cho hoạt động của ASEAN, giúp nâng tầm, góp tiếng nói của ASEAN vào những vấn đề chung của toàn cầu”, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga chia sẻ.

Tăng cường vai trò của phụ nữ vì hoà bình và an ninh bền vững

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, chiều dài lịch sử xây dựng nước và giữ nước của Việt Nam luôn in đậm dấu ấn và đóng góp của người phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam, với truyền thống quý báu “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”, đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng hòa bình, phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế và tạo dựng bản sắc văn hóa của dân tộc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Trong chiến tranh, phụ nữ Việt Nam là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến nhưng cũng là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Việt Nam với nhiều phong trào thi đua đã nhanh chóng tập hợp, phát triển thành những cao trào Cách mạng sôi nổi, rộng lớn, huy động sức mạnh tổng hợp của hàng chục triệu phụ nữ từ mọi miền đất nước tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nay, chiến tranh tuy đã lùi xa hàng chục năm, nhưng rất nhiều người mẹ, người vợ các chiến sĩ Cách mạng Việt Nam vẫn còn vẹn nguyên ký ức về: Cuộc chiến hào hùng của dân tộc và niềm tự hào khi những người chồng, người con của họ, đã góp phần đấu tranh cho độc lập, tự do, hòa bình cho Tổ quốc hôm nay. Nhà nước Việt Nam đã tôn vinh Danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. Đây là sự ghi nhận của Tổ quốc với công lao to lớn và sự hy sinh của các bà mẹ Việt Nam.

Phiên họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo ASEAN về tăng quyền năng cho phụ nữ trong kỷ nguyên số tại Hội nghị cấp cao 36 diễn ra ngày 26/6/2020. 

Chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam là luôn phát huy cao độ vai trò và tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Những định hướng lớn này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp, Luật bình đẳng giới và nhiều văn bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đã có chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2030, góp phần tăng cường đóng góp của phụ nữ trong thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2045.

Với quyết tâm cao nhất và sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, Việt Nam đã và đang nỗ lực cụ thể hóa những chủ trương, chính sách nói trên thành những kết quả đáng tự hào. Phụ nữ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong các quá trình hoạch định chính sách Nhiều phụ nữ Việt Nam ưu tú đang giữ cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đó là: Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban dân vận Trung ương. Tỉ lệ đại biểu nữ tại Quốc hội Việt Nam chiếm 27%, nhiều phụ nữ là anh hùng lực lượng vũ trang, anh - hùng lao động, là các nhà ngoại giao, các nhà lập pháp, nhà khoa học, những người sản xuất giỏi, người có uy tín, văn nghệ sĩ tiêu biểu; hàng ngàn phụ nữ là chủ doanh nghiệp đã đóng góp cho sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước. Nhận thức của toàn xã hội về bình đẳng giới được nâng lên; công tác bình đẳng giới tại Việt Nam đã được Liên hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs).

Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Chủ tịch AIPA 41, Việt Nam đã góp tiếng nói mạnh mẽ khẳng định vai trò và đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Việt Nam cũng đã thúc đẩy nhiều sáng kiến cho Hội nghị và Phiên họp cấp cao về tăng quyền năng cho phụ nữ, thúc đẩy vai trò của phụ nữ vì hòa bình và an ninh bền vững, lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ ASEAN.

Tại Liên hợp quốc, trên cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đã cùng các nước xây dựng Nghị quyết số 1889 năm 2009 về phụ nữ và trẻ em gái giai đoạn hậu xung đột và sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy vấn đề Phụ nữ, Hòa bình, An ninh trong nhiệm kỳ 2020-2021. Tại Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan, những nữ quân nhân Việt Nam là những chiến sĩ đang cống hiến cho sứ mệnh gìn giữ hòa bình cao cả được Liên hợp quốc giao phó. Đến nay, khoảng 17% lực lượng của Việt Nam được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình là phụ nữ và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Vừa qua, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động quan trọng này.

Đồng hành, hỗ trợ để phụ nữ phát triển toàn diện góp phần thực hiện khát vọng dân tộc

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga khẳng định: “Đối với tôi, ấn tượng trước hết là việc lựa chọn chủ đề năm. Đây là trục chính để tất cả các hoạt động của Hội bám sát và cụ thể hóa phù hợp với tinh hình thực tế. Có thể thấy chủ đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” là lựa chọn chính xác có tính thời sự, vừa tập trung được nguồn lực, vừa phù hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu của gia đình, của xã hội như phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống mua bán người, phòng, chống xâm hại, an toàn giao thông, an toàn nơi công cộng, an toàn về kinh tế, tín dụng, an toàn trong không gian mạng. giao thôngAn toàn cho phụ nữ và trẻ em cũng đã được cụ thể hoá một cách sinh động ngay cả trong các thử thách của đất nước, như trong đại dịch Covid-19 hay trong giai đoạn bão lũ miền Trung. Khi về Hội, tôi đã đi một số tỉnh /thành gặp gỡ nhiều phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi, ngành nghề, dân tộc và cảm nhận rõ được sự quan tâm và ủng hộ của chị em phụ nữ với hoạt động Hội.

Thứ hai là cùng niềm tự hào với truyền thống 90 năm hình thành, phát triển, cán bộ Hội các cấp đang nỗ lực tự đổi mới chính mình để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao phong trào phụ nữ và sự phát triển của đất nước. Điều đó thể hiện ở việc các cấp Hội đã sáng tạo, linh hoạt và có nhiều đổi mới trong phương thức tổ chức hoạt động, đặc biệt là thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Trong bối cảnh dịch Covid-19, các cấp  Hội đã kịp thời chuyển tải thông tin chính thống, chia sẻ hình ảnh tích cực về các nỗ lực của nhân dân và phụ nữ trong phòng, chống dịch trên  các mạng xã hội (tính đến ngày 15/11/2020, trang fanpage của Trung ương Hội đã đăng tải 5.087 thông tin liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19). Các phần mềm vế quản lý hội viên, điều hành tác nghiệp đang được hoàn thiện. Các phương tiện như họp trực tuyến, sự kiện truyền thông trực tuyển cũng được tổ chức thường xuyên và đem lại hiệu quả rõ rệt.

Theo Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga: Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã nêu cụ thể luận điểm về xây dựng lực lượng phụ nữ, đó là:“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ đp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Thực hiện các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn,phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. Phát huy tiềm năng, thếmạnh và tinh thần lm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Kiên quyết xửlýnghiêm theo pháp luật các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em”.

Bên cạnh đó, Dự thảo tiếp tục khẳng định vái trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó có Hội LHPN Việt Nam; khẳng định vai trò và tiềm năng của phụ nữ cũng như việc tạo điều kiện và cơ hội phát triển người phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và nền kinh tế số.

Có thể thấy, cách tiếp cận của Dự thảo đối với phụ nữ là một mặt hỗ trợ phụ nữ, đặc biệt phụ nữ yếu thế, khó khăn để họ có đủ kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống; mặt khác phát huy tiềm năng, tinh thần làm chủ của các lực lượng phụ nữ trong xã hội. Theo đó, phụ nữ vừa là chủ thể nhưng cũng là đối tượng thụ hưởng kết quả từ quá trình phát triển của đất nựớc. Khi dự thảo văn kiện được thông qua, đây sẽ là tư tưởng chỉ đạo quan trọng đối với hoạt động Hội và phong trào phụ nữ.

Ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là thời điểm Hội LHPN Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng vào văn kiện đại hội phụ nữ các cấp, cùng các ngành, các cấp và nhân dân cả nước nhanh chóng đưa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ  XIII vào cuộc sống mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ.

Việc nữ giới tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là cơ hội để phụ nữ có quyền lựa chọn và bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài; những người đủ tiêu chuẩn, không phân biệt nữ, namưxứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời, phụ nữ thực hiện quyền bầu cử của mình là trực tiếp phát huy quyền dân chủ trong xây dựng Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội. Để hỗ trợ phụ nữ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong bầu cử, theo chỉ đạo từ trung ương, các cấp Hội chuẩn bị cho việc tham gia bầu cử:

Tìm kiếm, giới thiệu nguồn và chọn ứng cử viên: Hội LHPN các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức mình.

Tích cực, chủ động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ tham gia các buổi tiếp xúc cử tri để giới thiệu người ứng cử, nhận xét người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo qui định, đồng thời tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương; tích cực tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. 

Tuyên truyền về việc tham gia bầu cử: Thực hiện các hình thức tuyên truyền, các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng về công tác vận động phụ nữ tham gia bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tập trung vào các nội dung sau: thành tựu nổi bật của Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp; Đóng góp của Hội, của nữ Đại biểu Quốc hội và của phụ nữ; Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; Diễn biến và kết quả bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Triển khai Nghị quyết của Quốc hội.

Bên cạnh đó, các cấp Hội cũng tổ chức sinh hoạt hội viên về các tài liệu tuyên truyền theo các chủ đề, nội dung của từng thời điểm trước bầu cử.

Giám sát các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội và nữ cán bộ trong Hội đồng nhân dân các cấp: đảm bảo các chỉ tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đề ra mục tiêu đến năm 2030: “Phải có cán bộ nữ trong cơ cấu Ban Thường vụ cấp ủy và tổ chức Đảng các cấp. Tỉ lệ nữ cấp uỷ viên các cấp đạt từ  20-25%.Tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đạt trên 35%. Từ việc giám sát, phải nắm chắc tình hình đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở địa phương; chủ động tham mưu đề xuất với cấp ủy cùng cấp trong tất cả các khâu phát hiện nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, đề bạt; bầu cử; đồng thời tăng cường sự phối hợp trong việc giám sát, phản biện xã hội các chính sách về cán bộ nữ...

Cũng theo Chủ tịch Hội LHPNViệt Nam Hà Thị Nga: Tích cực  hướng tới Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp và Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã ban hành kế hoạch số 868/KH-DCT ngày 06/7/2020 định hướng hoạt động trọng tâm năm 2021 triển khai tới các cấp Hội. Trong đó, Trung ương Hội tập trung định hướng “Tập trung xây dựng tổ chức Hội vững manh, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” và tiếp tục thực hiện chủ đề “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”.       

Trung ương Hội nhấn mạnh, cần tiếp tục tổ chức, thực hiện các giải pháp hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu Nghị Quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII

Đến nay, khi nhiệm kỳ Đại hội đã gần kết thúc, nhiều tỉnh, thành Hội đã thu được những kết quả tích cực, đạt và thậm chí vượt mốc nhiều chỉ tiêu Đại hội. Đây là kết quả rất đáng mừng nhưng các cấp Hội vẫn cần chú trọng công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Hội cơ sở, trong đó tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp; đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ; phát huy tính chủ động, sáng tạo của hội viên, phụ nữ, các cấp Hội cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triền toàn diện, xây dựng gia đình hạnh phúc và tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trao “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, cuộc vận động Rèn luyện các phẩm Chất đạo đức “Tựtin-Tự trọng-Trung hậu-Đảm đang”và các Đề án của Hội.

Năm 2021 cũng là thời điểm các cấp Hội tích cực chuẩn bị cho Đại hội nhiệm kỳ mới bởi vậy cần nghiêm túc rà soát chất lượng các hoạt động đã và đang triển khai, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như những hạn chế cần khắc phục; chuẩn bị Văn kiện và xây dựng đề án nhân sự để bước vào nhiệm kỳ tới, phong trào phụ nữ phát triển lên tầm cao mới.

Trong thời gian tới, Đảng đoàn và Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam sẽ tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Hội LHPN Việt Nam bằng việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hành động, thí điểm một số mô hình mới. Chiến lược phát triển Hội LHPN đã chỉ rõ tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và mục tiêu chiến lược của Hội LHPN Việt Nam trong giai đoạn tới, trong đó xác định mục tiêu đến năm 2035 sẽ khẳng định vị thế là tổ chức tiên phong hành động vì bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam, có tầm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế. Đây cũng chính là “kim chỉ nam” để Hội LHPN Việt Nam xây dựng các phong trào phụ nữ và hoạt động Hội trong nhiệm kỳ tới.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG cho rằng: “Phụ nữ thành công là do nỗ lực bản thân và ý chí vương lên

Là một trong những tập đoàn kinh tế, dich vụ tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam, đoàn BRG hiện cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao trong các lĩnh vực như: Tài chính - ngân hàng; golf; bất động sản; nghỉ dưỡng; vui chơi giải trí; thương mại – bán lẻ và sản xuất công – nông nghiệp công nghệ cao…

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG

Mỗi phụ nữ là một sứ giả

-Phương châm làm việc của bà là gì để cùng một lúc có thể đảm đương nhiều công việc như vậy?

Bà NguyễnThịNga: Đối với tôi, kinh doanh không chỉ là nghề nghiệp mà còn là niềm đam mê và là một cách để tôi cống hiến cho cộng đồng những giá trị tốt đẹp nhất. Những giá trị mà cộng đồng có được từ sự cố gắng của bản thân mình chính là nguồn động lực để tôi tiếp tục thực hiện sứ mệnh cống hiến cho cộng đồng.

-Bà thấy phụ nữ làm lãnh đạo có những đặc điểm gì nổi bật?

Bà NguyễnThị Nga: Tôi có thể ví khả năng tiềm ẩn của phụ nữ như những viên kim cương, luôn ẩn mình dưới rất nhiều điều kiện khó khăn và không dễ để khai thác nhưng khi đã được khám phá, được đặt đúng môi trường và được trân trọng thì sẽ tỏa sáng và trở nên vô giá. Khó khăn của phụ nữ thì nhiều người đã nói tới nhưng bên cạnh đó phụ nữ có nhiều lợi thế. Sự khéo léo, tinh tế của phái nữ giúp tôi rất nhiều trong việc lãnh đạo doanh nghiệp và trong khả năng thích ứng với những biến chuyển của môi trường kinh doanh.

Việc của chúng ta là kiên trì, nỗ lực hết mình, để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi ngày. Có như vậy, mỗi người phụ nữ sẽ trở thành một sứ giả với thông điệp : “ Phụ nữ thành công là do nỗ lực bản thân và ý chí vươn lên”

Bà NguyễnThịNga: Có nhiều định nghĩa về doanh nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp hướng đến là luôn sẵn sàng tâm thế đón nhận các yếu tố bất lợi khách quan, luôn chuẩn bị nguồn lực, công cụ để sẵn sàng ứng phó với suy thoái, khủng hoảng kinh tế.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, không phải là làm cách nào để vượt qua thời kỳ khủng hoảng của Covid-19 mà là làm cách nào để tận dụng lợi thế của đất nước khi đã kiểm soát rất tốt đại dịch. Cơ hội của doanh nghiệp Việt đến từ cả thị trường trong nước và quốc tế, nên tập trung vào những mặt hàng có nhu cầu tăng mạnh.

Đối với ngành nghề sản xuất, khi chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị dừng hoạt động tại nhiều quốc gia được coi là “công xưởng của thế giới”, các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc chủ động cung cấp hàng hóa cho thị trường trong nước còn có cơ hội để cung ứng hàng hóa vào những thị trường lớn và khó tính trên thế giới.

Vừa qua, hãng định giá thương hiệu Brand Finance nhận định, Việt Nam nhờ những nỗ lực trong phòng, chống đại dịch đã trở thành đất nước có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất trong năm 2020. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu những sản phẩm mới để đón đầu xu thế phát triển của thế giới hậu đại dịch.

Tài liệu tham khảo:

1.Ngự Bình “Đối ngoại Việt Nam và nhưng dấu ấn thúc đẩy bình đẳng giới”. Phụ nữ Việt Nam Xuân Tân Sửu 2021.

2.“Đồng hành, hỗ trợ để phụ nữ phát triển toàn diện, góp phần thực hiện khát vọng dân tộc” Báo Phụ nữ Xuân Tân Sửu 2021.

3.Hải Yến “Phụ nữ thành công là do nỗ lực bản thân và ý chí vươn lên”. Báo Phụ nữ Xuân Tân Sửu 2021.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

               Nguyên Giám đốc Sở KH-CNMT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Đối ngoại Việt Nam & những dấu ấn thúc đẩy bình đẳng giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành