Thứ sáu, 26/04/2024 06:04 (GMT+7)

Hà Nội: Dịch bệnh ở lợn đã có tại 331 xã phường, thị trấn

Diệp Anh -  Thứ ba, 14/05/2019 14:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tính đến nay, thành phố Hà Nội đã tiêu hủy 104.334 con lợn, chiếm 5,5% tổng đàn với trong lượng 6,9 triệu kg. Để tránh tình trạng giấu dịch TP yêu cầu hỗ trợ thiệt hại không quá 5 ngày.

Dịch bệnh đã xảy ra ở 331 xã phường, thị trấn thuộc 24 quận huyện

Đến nay bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 6.565 hộ chăn nuôi, chiếm 85 tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi. Dịch bệnh đã xảy ra ở 1.071 thôn, 331 xã phường, thị trấn thuộc 24 quận huyện. Dịch bệnh đã làm mắc bệnh và tiêu hủy 104.334 con, chiếm 5,5% tổng đàn với trong lượng 6,9 triệu kg.

Có 23 hộ chăn nuôi có số lượng lợn phải tiêu hủy từ 200 con trở lên. Hộ có số lượng lợn tiêu hủy lớn nhất là 629 con. Huyện Sóc Sơn là địa phương mắc bệnh phải tiêu hủy nhiều nhất với 30.413 con (chiếm 25%) tổng đàn, huyện Quốc Oai là 10.252 con, huyện Đông Anh là 9.547 con.

Lẫy mẫu bệnh phẩm để kiểm tra dịch lợn tả Châu phi tại lò mổ Vạn Phúc, Thanh Trì.

Hiện nay Hà Nội gặp phải một số khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có tổng đàn lợn lớn đứng tốp đầu cả nước, mà chăn nuôi nhỏ lẻ lớn (60%). Người dân sử dụng thức ăn tận dụng, dư thừa từ nhà hàng, bếp ăn tập thể, khách sạn còn phổ biến. Người phương tiện vận chuyển ra vào trại chưa áp dụng đầy đủ quy trình vệ sinh phòng bệnh và an toàn sinh học.

Virus tồn tại lâu ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn chưa qua xử lý chín bằng nhiệt. Việc tiêu hủy số lượng lớn lợn gặp khó khăn trong bố trí quỹ đất, quản lý hố chôn và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Một số nơi chưa chuẩn bị tốt phương án tiêu hủy nên khi dịch xảy ra gặp nhiều khó khăn khi chọn vị trí, địa điểm tiêu hủy. Việc không tiêu hủy ngay để kéo dài nảy sinh việc lây lan dịch bệnh tại khu vực.

Hỗ trợ thiệt hại cho người dân không quá 5 ngày

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho rằng, trong công tác ứng phó hiện nay vẫn còn một số bất cập. Đơn cử như chế độ bồi dưỡng cho lực lượng, cán bộ làm công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn theo quy định hiện nay còn thấp.

“Lao động tự do hiện nay còn được trả 250.000 - 300.000 đồng/ngày công, trong khi cán bộ làm công tác phòng chống dịch chỉ được trả 100.000 đồng/ngày thì không bảo đảm…” Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu bày tỏ quan điểm.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu cũng cho rằng, việc chưa có quy định hỗ trợ cho doanh nghiệp chăn nuôi lợn là rất đáng lo. Nếu những doanh nghiệp này bị dịch mà không được hỗ trợ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi.

Về phía chỉ đạo các địa phương, lãnh đạo thành phố yêu cầu các đơn vị cần tăng cường kiểm soát các điểm giết mổ, nghiên cứu lựa chọn khu vực đất để chôn lấp lợn chết một cách hợp lý.

UBND các quận, huyện, thị xã cần rà soát lại hết các chỉ đạo, các hướng dẫn mà thành phố đã ban hành cụ thể. Khi tiêu hủy phải trả lại tiền hỗ trợ ngay cho bà con. Các địa phương cần quán triệt nội dung này đến tận cấp xã để thực hiện. Lãnh đạo thành phố nhấn mạnh, "phải hỗ trợ ngay không quá 5 ngày khi tiêu hủy, nơi nào hỗ trợ chậm, thành phố kiểm tra sẽ kiên quyết kỷ luật những địa phương làm chậm trong công tác hỗ trợ người dân tiền thiệt hại bởi dịch bệnh".

Ngoài việc mua trang thiết bị vật tư, để đảm bảo lực lượng tham gia phòng chống dịch, lãnh đạo TP yêu cầu các địa phương cần "huy động lực lượng một cách đầy đủ, trong trường hợp lợn bị dịch bệnh lớn (200-300 con) có thể sử dụng cả lực lượng vũ trang, triển khai công tác phòng chống dịch bệnh không khác gì việc ứng cứu lũ lụt. Đây là tình hình cấp bách rồi" lãnh đạo TP nhấn mạnh.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Dịch bệnh ở lợn đã có tại 331 xã phường, thị trấn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.