Thứ sáu, 19/04/2024 20:00 (GMT+7)

Hà Nội: Một ngày hối hả ở làng 'xuất ngoại' lá dong

TRANG TRIỆU -  Thứ ba, 22/01/2019 15:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lá dong Tràng Cát là thứ lá nếp, bản rộng, khi dùng để gói bánh sẽ giúp bánh chưng có màu xanh tự nhiên mát mắt, bánh thơm ngon đặc biệt, vì thế được mọi người ưa chuộng.

Thôn Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) cách trung tâm Thủ đô chưa đầy 30km nổi tiếng với nghề trồng lá dong gói bánh chưng truyền thống. Đến Tràng Cát chúng ta dễ dàng bắt gặp những khu vườn lá dong trải dài, màu xanh mướt mắt. 

Thôn Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) nổi tiếng với lá dong.

Hầu hết các hộ gia đình ở làng đều trồng lá dong. Người có nhiều đất thì canh tác lớn, người ít diện tích thì làm nhỏ thu hoạch nhỏ. Từ trong sân nhà cho đến ngoài cánh đồng, nơi đâu cũng có thể trồng lá dong.

Theo thần tích địa phương, vị tổ khai sáng làng trồng lá dong là cụ Đàn Sú đã lập làng cách đây 6 thế kỷ. Lá dong Tràng Cát xưa kia thường được tuyển chọn để gói bánh chưng dâng vua. 

Lá dong ở Tràng Cát khác với các loại lá dong rừng và vùng khác. Lá thường to tròn và dai, mặt dưới của lá có màu xanh non, cuống lá dài và đồng màu với gân lá. Khi dùng để gói bánh sẽ giúp bánh chưng có màu xanh tự nhiên mát mắt, bánh thơm ngon đặc biệt. 

Lá dong Tràng Cát thường to tròn và dai, mặt dưới của lá có màu xanh non, cuống lá dài và đồng màu với gân lá.

Theo tiết lộ của người dân, cây dong phát triển tốt và có vị thơm đặc trưng là do Tràng Cát nằm trong vùng bãi bồi của sông Đáy, có mạch nước ngầm tinh khiết chảy qua, khí hậu rất thích hợp.

Trước Tết nửa tháng, từ đầu làng tới ngõ xóm đâu đâu cũng tràn ngập những tấm lá xanh mướt mọc hai bên đường hoặc lối vào nhà. Những ngày này, người già, người trẻ trong thôn tấp nập thu hoạch lá dong, cắt ra đến đâu bán hết tới đó.

Bà Nguyễn Thị Định (76 tuổi) chia sẻ: "Lá dong trồng dễ nhưng quá trình chăm sóc khá tốn công sức, quan trọng hơn là việc bón phân, tưới nước phải đúng thời điểm để có lá đẹp phục vụ dịp tết. Nghề trồng lá dong được truyền từ đời này sang đời khác nên không ai nhớ có từ khi nào".

Bà Nguyễn Thị Đinh - người dân thôn Trang Cát đã có nhiều năm kinh nghiệm trồng lá dong.

Thời điểm trước Tết Nguyên đán, một bó lá dong (100 lá) có giá giao động từ 70.000 đồng đến 80.000 đồng, đến cận Tết khi nhu cầu cao hơn lá dong tăng lên đến 100.000 đồng/bó. Có năm những lá to đẹp nhất gọi là “lá lọc” bán khoảng 150.000 đồng/100 lá.

Nhiều năm trở lại đây, lá dong Tràng Cát còn được xuất ngoại phục vụ nhu cầu Tết của bà con Việt Nam ở Mỹ, Nga và các nước Đông Âu.

Lá dong dẫu không phải cho thu nhập lớn song là “phần hồn” không thể thiếu của những chiếc bánh chưng ngày Tết của dân tộc và là một thứ “đặc sản” của Tràng Cát. Bởi, từ bao lâu nay, người xứ Bắc vẫn coi Tràng Cát là “thủ phủ lá dong”, những con người và cánh đồng lá dong là nơi khởi nguồn làm nên “phần hồn” ấy.

Một số hình ảnh PV ghi nhận được tại làng dong Tràng Cát:

Trước Tết nửa tháng, từ đầu làng tới ngõ xóm đâu đâu cũng tràn ngập những tấm lá xanh mướt mọc hai bên đường hoặc lối vào nhà.
Lá dong Tràng Cát có vị thơm đặc trưng.
Lá sau khi thu về, sẽ được phân loại theo 3 loại với những kích thước khác nhau từ to đến nhỏ.
"Để lá lên đều, không bị rách, quăn, người trồng thường xuyên cắt tỉa lá chân để những lá phía trên luôn được rộng bản, xanh tốt", bà Đào chia sẻ.
Lá dong Tràng Cát xưa kia thường được tuyển chọn để gói bánh chưng dâng vua.
Việc thu hoạch lá dong không quá vất vả, một ngày, một người có thể cắt được khoảng 7 nghìn tàu lá. 
Đến Tràng Cát chúng ta dễ dàng bắt gặp những khu vườn lá dong trải dài, màu xanh mướt mắt.
Những ngày này, người già, người trẻ trong thôn tấp nập thu hoạch lá dong, cắt ra đến đâu bán hết tới đó.
Nhiều năm trở lại đây, lá dong Tràng Cát còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Một ngày hối hả ở làng 'xuất ngoại' lá dong. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...