Thứ sáu, 29/03/2024 14:43 (GMT+7)

Hà Nội xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 5 tại huyện Sóc Sơn

MTĐT -  Thứ hai, 11/03/2019 14:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa thông báo trên địa bàn TP vừa mới xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 5 tại huyện Sóc Sơn.

Như vậy, tính đến nay, Hà Nội đã có 5 quận, huyện có ổ dịch tả lợn châu Phi là Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Hoàng Mai và Sóc Sơn.

Cụ thể, cuối tuần qua, hộ ông Nguyễn Hữu Sáng tại thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn phát hiện thấy đàn lợn có dấu hiệu bất thường, ngay lập tức gia đình ông đi báo chính quyền địa phương. Sau khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho thấy đàn lợn của gia đình ông Sáng dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi.

Ngay lập tức cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã tiến hành xử lý tiêu hủy toàn bộ tổng đàn 24 con bằng biện pháp chôn theo quy định. Đồng thời tiến hành tổng tẩy uế môi trường, lập chốt kiểm soát chặt khu vực xuất hiện dịch.

Dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh chóng tại Hà Nội. Ảnh minh họa: Internet. 

Trước đó, ngày 7/3 có thông tin tại hộ ông Nguyễn Văn Vương, thôn Lở, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm có lợn mắc dịch tả lợn châu Phi. Sở NN&PTNT đã giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với phòng kinh tế huyện, xã Đặng Xá Kiểm tra. Kết quả hộ chăn nuôi có tổng đàn lợn 55 con (trong đó: 6 con lợn nái, 9 con lợn thương phẩm và 40 con lợn con theo mẹ) đến ngày 8/3 đàn lợn vẫn khỏe bình thường.

Từ một ổ dịch ban đầu ở xã Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã lan ra thêm 4 quận, huyện. Dù Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp để xử lý vùng dịch và ngăn chặn dịch lây lan sang các quận, huyện khác.

Để phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi, Chi cục Thú y Hà Nội hướng dẫn cách vệ sinh, khử trùng, tiêu độc như sau:

Đối với vùng dịch (xã, phường/thị trấn nơi có ổ dịch): Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc 1 lần/ngày trong 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.

Đối với vùng dịch nguy cơ cao (vùng bị dịch uy hiếp - phạm vi 3km xung quanh ổ dịch): Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; sử dụng các thuốc khử trùng phổ rộng và pha đúng tỷ lệ, thực hiện đúng các bước như hướng dẫn.

Đối với vùng đệm (phạm vi 10km xung quanh ổ dịch): Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc với tần suất 1 lần/tuần, liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện thành phố có tổng đàn lợn khoảng 2 triệu con, trong đó nuôi nhỏ lẻ chiếm tới 60%, tiếp giáp với 8 tỉnh thành có trục lộ vào thành phố, nên nguy cơ dịch lây lan rất cao.

Đáng lo ngại, Hà Nội có gần 1.000 cơ sở, điểm giết mổ (chỉ có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 44 cơ sở bán công nghiệp) và nhiều cơ sở giết mổ trong khu dân cư chưa được kiểm soát. Đáng lưu ý, cơ sở lớn nhất là Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) hàng ngày giết mổ từ 1.800-2.000 con (trong đó 60% nhập từ địa phương khác về).

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 5 tại huyện Sóc Sơn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.