Thứ bảy, 20/04/2024 08:57 (GMT+7)

Kiên Giang: Chủ động phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS

Trương Anh Sáng -  Thứ hai, 18/11/2019 14:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo báo cáo, tình trạng lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có nhiều dấu hiệu tăng nhanh, trung bình mỗi năm phát hiện gần 300 trường hợp nhiễm mới.

Ông Hà Văn Phúc, Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang, phát biểu tại Lễ hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng chống HIV/AIDS năm 2019

Ông Hà Văn Phúc, Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang cho biết, tính đến tháng 10/2019, toàn tỉnh đã có 5.280 người bị nhiễm HIV, số người nhiễm chuyển sang bệnh AIDS là 3.470 người, trong đó đã có 1.570 người tử vong. 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều ghi nhận có người nhiễm HIV.

Do đó, các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng chống HIV/AIDS năm 2019 sẽ giúp người nhiễm bệnh hiểu và thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, lợi ích của dự phòng sớm lây nhiễm HIV, sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao cao su, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Nắm được lợi ích của tư vấn xét nghiệm sớm HIV và xét nghiệm định kỳ với nhóm có hành vi nguy cơ cao; lợi ích của điều trị bằng thuốc ARV; lan tỏa thông điệp K=K để người nhiễm HIV tiếp cận sớm dịch vụ điều trị ARV, tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng vi rút định kỳ và hiểu ý nghĩa của tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện; lợi ích tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; quảng bá các dịch vụ điều trị ARV tại địa phương, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con… Ngoài ra, hiểu được sự cần thiết, quyền lợi đóng, mức hưởng và thủ tục tham gia cũng như cách sử dụng bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV/AIDS...

Đồng thời, chương trình cũng giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV, nhất là xét nghiệm HIV tại cộng đồng; dự phòng, dịch vụ PrEP; chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cá các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

Cũng theo ông Phúc, sắp tới, tỉnh sẽ mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng; điểm cấp phát thuốc Methadone; điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã cũng như cung cấp các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Tổ chức vận động các doanh nghiệp tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động, nhận người lao động là người nhiễm HIV, người sau cai nghiện và người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Đông đảo người dân tham gia dự Lễ hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng chống HIV/AIDS năm 2019.

Đồng thời, tổ chức các chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ủng hộ gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV, mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV và tổ chức thăm hỏi người/nhóm người bị nhiễm tại địa phương. Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiếu số.

Đặc biệt là rà soát, chấn chỉnh, giám sát hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn có, dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đặc biệt là các dịch vụ can thiệp giảm thiểu tác hại lây nhiễm HIV cũng như việc cung cấp các dịch vụ điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế.

Bạn đang đọc bài viết Kiên Giang: Chủ động phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...