Thứ sáu, 19/04/2024 07:46 (GMT+7)

Lý do vì sao Trung Quốc hứng chịu trận lũ 'ngàn năm có một'

MTĐT -  Thứ bảy, 24/07/2021 10:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sự kết hợp của nhiều hiện tượng khí tượng khác nhau, cùng với biến đổi khí hậu do hành động của con người đã tạo ra thảm họa lịch sử tại Trịnh Châu, Hà Nam (Trung Quốc).

Ít nhất 25 người đã chết trong trận lũ thảm họa được đánh giá là "ngàn năm có một" tại phía đông Trung Quốc hôm 21/7.

Trịnh Châu, thủ phủ của Hà Nam, là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất từ trận lũ này, khi bầu trời trút xuống lượng mưa đạt mức kỷ lục lịch sử của Trung Quốc, và cũng là nhiều nhất trong số các hiện tượng thời tiết cực đoan được ghi nhận trên toàn cầu.

Trong vòng 1h từ 16 - 17h ngày 20/7, 201,9mm nước mưa đã dội xuống Trịnh Châu. Tổng cộng trong ngày hôm đó, lượng mưa tại Trịnh Châu lên tới hơn 600mm - tương đương với lượng mưa trung bình của thành phố trong cả một năm.

Tại tuyến tàu số 5, hành khách nhiều người đã thiệt mạng khi nước tràn xuống ga tàu điện ngầm quá nhanh. Những đoạn video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy cảnh tượng ấy kinh hoàng đến nghẹt thở.

Nhưng tại sao lại đột nhiên xuất hiện những trận mưa ở quy mô quá kinh khủng đến như vậy? Câu trả lời đến từ sự kết hợp đầy hủy diệt của bộ 3 yếu tố khí tượng cùng quá trình biến đổi khí hậu do chính những hành động của con người tạo ra.

Đầu tiên, hơi ẩm cao vốn đã được tích trữ khắp phía nam Trung Quốc. Bão Cempaka mạnh cấp 1 dội vào Quảng Đông vào sáng ngày 20/7, bão In-fa cấp 2 đẩy mạnh vào phía bắc Đài Loan (Trung Quốc). Cempaka đã đẩy hơi ẩm vào thêm từ biển Đông của Việt Nam, trong khi In-fa bổ sung hơi ẩm từ biển Hoa Đông thổi vào.

Các nhà khí tượng thủy văn dựa vào chỉ số PWAT (chỉ số nước kết tủa) - một chỉ số về hơi ẩm có trong không khí, để xác định khả năng có mưa lớn. PWAT có chỉ số trên 1,5 inch (38mm) là đủ để có một cơn mưa nặng hạt; 2 inch (50mm) là mức độ mưa nhiệt đới. Và trong ngày 20/7, chỉ số PWAT tại phía đông Trung Quốc là 2,5 - 3 inch (63,5 - 76,2mm).

Nhưng hơi ẩm bổ sung thì sao? Có 2 hiệu ứng sẽ xảy ra. Đầu tiên, việc hơi ẩm quá nhiều hiển nhiên sẽ tạo điều kiện cho mưa rơi nặng hạt hơn. Phần lớn hơi ẩm sẽ được tích tụ dọc theo một ranh giới mây bán tĩnh, có tên Mai Vũ. Dải mây này trải dọc phía đông Trung Quốc đại lục và phía bắc Đài Loan (Trung Quốc) trong mùa hè, có khả năng gây mưa lớn.

Thứ 2, chỉ số PWAT cao sẽ làm tăng hiệu suất kết tủa. Khi có mưa hoặc tuyết rơi, không khí bên dưới gần như không bao giờ đạt độ ẩm 100%. Nghĩa là, không khí khô sẽ khiến các hạt mưa bay hơi ngay trên đường rơi xuống. Một hạt mưa có thể mất 30 - 40% khối lượng là điều hết sức bình thường.

Nhưng khi toàn bộ khối không khí bị bão hòa độ ẩm, sẽ không có không khí khô nào giảm bớt khối lượng mưa rơi xuống. Nói cách khác, gần như toàn bộ lượng nước từ mây sẽ rơi thẳng xuống đất chỉ trong một thời gian ngắn, tích tụ cực kỳ nhanh chóng.

Những yếu tố trên tạo ra một sự kết hợp đầy hủy diệt, khiến nước mưa trút xuống không khoan nhượng. Chiều muộn ngày 20/7 - thời điểm chuẩn bị diễn ra trận mưa kinh khủng nhất, cơn mưa từ buổi sáng đã khiến mặt đất bão hòa nước. Hệ thống thoát nước của cả thành phố cũng chạm đến điểm cực hạn trước khi những điều tồi tệ nhất xảy ra.

Bên cạnh đó, dữ liệu từ radar cho thấy các điện cực bão đã lơ lửng ngay phía trên bầu trời thành phố Trịnh Châu. Cộng thêm việc gió tầng cao chỉ ở mức yếu - một dạng thời tiết đặc trưng vào mùa hè ở đại lục - nghĩa là cơn bão ấy sẽ tiếp tục lơ lửng ở đó trong một khoảng thời gian.

Và thậm chí sau cơn mưa tồi tệ nhất chấm dứt, vẫn có thêm khoảng 150 - 200mm nước mưa rơi xuống cả thành phố.

Trận mưa "ngàn năm có một" ấy không chỉ là một kỷ lục tại Trung Quốc, mà còn sánh ngang với những thảm họa tương tự đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Thảm họa lịch sử ở Trịnh Châu có lẽ sẽ là cơn mưa kinh hoàng nhất trong ngắn hạn từng xảy ra ở một thành phố lớn trên thế giới.

Điều đáng nói là những sự kiện tương tự được dự đoán sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai, vì biến đổi khí hậu. Không khí nóng lên sẽ giữ lại nhiều hơi ẩm hơn, tạo ra những cơn bão lớn và trút xuống mặt đất những cơn mưa khổng lồ. Đây là hiện tượng đã từng được chứng kiến ở nhiều khu vực lớn ở Mỹ, bào gồm tiểu bang Houston - nơi số lượng những cơn mưa nặng hạt đã tăng gấp đôi so với thập niên 1970.

Theo Washington Post
Bạn đang đọc bài viết Lý do vì sao Trung Quốc hứng chịu trận lũ 'ngàn năm có một'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Bí thư Thành ủy thăm, tặng quà người có công
Chiều 17/4, Ông Lê Tiến Châu- Bí thư Thành ủy Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến tại quận Hải An. Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 07/5/2024).

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.