Thứ sáu, 19/04/2024 23:22 (GMT+7)

Nhà báo Lâm Bình: Nghề báo phải gắn với lương tâm và trách nhiệm

PHAN NGÂN -  Thứ năm, 20/06/2019 08:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Làm bất cứ nghề nghiệp gì thì điều quan trọng đầu tiên mà người ta cần có, đó là đạo đức nghề nghiệp. Nhân ngày 21/6, cùng MT&ĐT VN trò chuyện với Nhà báo Lâm Bình về điều này...

LTS: Nghề báo xứng đáng là nghề cao quý. Không có vinh quang nào của người làm báo bằng việc giúp cho xã hội trở nên công bằng, dân chủ, văn minh thông qua những bài báo của mình. Ngày 21/6 hằng năm là ngày mà tất cả những người làm báo nhìn lại chặng đường phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam, nhìn lại chặng đường đưa thông tin tới bạn đọc trên mọi miền tổ quốc. Vậy hành trình của họ có lắm chông gai, trắc trở? Cùng PV trò chuyện với nhà báo Lâm Bình, Trưởng ban Chuyên đề, Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Xin chào nhà báo Lâm Bình! Được biết chị đã có nhiều năm gắn bó với nghề tại Môi trường và Đô thị Việt Nam, vậy trong khi tác nghiệp, chị đã gặp phải những khó khăn gì?

Trong quá trình tác nghiệp, những người làm báo nói chung đều gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, một trong những khó khăn lớn nhất của người làm báo là phải đi lại nhiều. Mỗi  phóng sự, mỗi bài viết đều phát sinh những tình huống không giống nhau. Thậm chí, nhiều tình huống mà phóng viên, nhà báo không hề lường trước được. Những lúc như vậy chúng tôi đều phải thật bình tĩnh để xử lý tình huống một cách linh hoạt và an toàn nhất.

Nhà báo Lâm Bình - Trưởng Ban chuyên đề, tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Vậy đối với những phóng viên trẻ mới vào nghề thì sao ạ?

Những người trẻ khi bước vào một nghề nghiệp nào đó đều phải trang bị những kiến thức và kỹ năng nhất định để phục vụ cho công việc. Với nghề báo, điều này còn cần thiết hơn. Đối với những phóng viên trẻ, các bạn sẽ có những cách học hỏi, trau dồi kinh nghiệm khác nhau. Nhưng với tôi, khi muốn làm một vấn đề gì đó, chúng ta phải thực sự am hiểu về nội dung để có thể có nhiều góc nhìn chuyên sâu.

Theo ý kiến cá nhân của mình người làm báo cần có những chuẩn mực đạo đức như thế nào, thưa nhà báo Lâm Bình?

Bất kỳ người làm báo nào cũng đều phải thực hiện theo 10 điều Quy định về đạo đức người làm báo. Điển hình như nhà báo phải hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi, bảo vệ công lý và lẽ phải, không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc... Đây là nguyên tắc trong tác nghiệp, lương tâm và trách nhiệm của người làm báo.

Không phải từ khi có những quy định về nghề mà trước đây, các thế hệ nhà báo, phóng viên cũng đã thực hiện tốt những "chuẩn mực" nhất định thể hiện trách nhiệm và lương tâm làm nghề của mình, là tấm gương cho các thế hệ chúng ta học tập. Những quy tắc về đạo đức nghề nghiệp như một sợi chỉ đỏ giúp người làm báo có thể định hướng đúng khi tác nghiệp.

Người làm báo phải có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp.

Chị có thể nói rõ hơn về lương tâm và trách nhiệm người làm báo?

Tôi lấy ví dụ, có nhiều thông tin pháp luật hiện hành không hề cấm đưa tin lên báo chí, hay có những số phận con người vô cùng nhạy cảm... người làm báo lúc đó phải cân nhắc có nên đưa tin hay không và đưa tin như thế nào để phù hợp?

Còn về trách nhiệm, trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin, người làm báo phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình để đưa thông tin sao cho chính xác. Bởi báo chí có vai trò định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội và có sức lan tỏa trong cộng đồng nên người làm báo cần có trách nhiệm với những thông tin mà mình đăng tải.

Nhân ngày 21/6, chị muốn nhắn nhủ điều gì tới hàng nghìn đồng nghiệp trên cả nước không ạ?

Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các anh, chị nhà báo, phóng viên, biên tập viên đang công tác ở các cơ quan thông tấn báo chí trên cả nước, có một sức khỏe tốt và luôn vững vàng trong công việc.

Xin cảm ơn chị!

Bạn đang đọc bài viết Nhà báo Lâm Bình: Nghề báo phải gắn với lương tâm và trách nhiệm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...