Thứ ba, 16/04/2024 18:26 (GMT+7)

Niềm vui trải khắp nẻo đường Tổ quốc

MTĐT -  Thứ tư, 17/02/2021 16:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Gần một thế kỷ, qua hơn 90 năm kể từ ngay có Đảng, mỗi lần tiến hành Đại hội toàn quốc của Đảng là một lần được coi là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa lịch sử.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đi nhắc lại nhận định: “ tôi đã nhiều lầnnói rằng, với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thểkhẳng định: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tínquốc tếnngàynay”.

Theo người đứng đầu Đảng và Nhà nước, từ một nước nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu, trình độ rất thấp, hầu như không có tên trên bản đồ thế giới, ngày nay Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước có quy mô dân số gần 100 triệu người, đang phát triển, có thu nhập trung bình, có quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới, tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế và là thành viên, đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế?

 Ông nhắn nhủ, “nói như thế để chúng ta có thêm niềm tin, niềm phấn khởi và tự hào, tiếp tục khẳng định con đường đi lên của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là sáng suốt, nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng đẩy mạnh công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta tiếp tục hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới”.

Không thể hời hợt

Đã qua gần 10 năm nhưng người dân Mường Lát thì chắc có lẽ không bao giờ quên hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hiền hậu, giản dị. Bỏ qua tất cả nghi lễ đón tiếp Lãnh tụ Đảng, Tổng Bí thư đi thẳng đến Mường Lát vào đúng ngày 2/9/2011, một chuyến thăm đầy bất ngờ và hạnh phúc đối với người dân nơi đây.

Với những cái Tết độc lập trở thành những cái Tết đưa lãnh đạo Đảng và Nhà nước gần dân hơn, lắng nghe ở dân nhiều hơn để vì dân nhiều hơn như Tết độc lập năm đó ở Mường Lát, không có lý do gì để không tin đất nước ngày càng thịnh vượng, phồn vinh và hạnh  phúc hơn.

Một năm đón hai mùa Tết, cùng với đón Tết cổ truyền, người Mường Lát năm nào cũng tổ chức đón Tết độc lập. Ở mảnh đất cực Tây xa xôi, cách trở nhất của tỉnh Thanh Hóa và cũng là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước này, mỗi khi đến ngày 2/9, các gia đình đồng bào H’Mông, Thái, Dao, Khơ Mú, Mường, Kinh... đều treo trang trọng lá cờ đỏ sao vàng như là một sự thể hiện niềm tin son sắt, tuyệt đối, sự gắn bó bền vững vào sự lãnh đạo của Đảng.

Một năm đón hai mùa Tết, cùng với đón Tết cổ truyền, người Mường Lát năm nào cũng tổ chức đón Tết độc lập. (Ảnh:Internet).

Một tình huống bất ngờ đã đến khi Tổng Bí thư đến thăm gia đình ông Lộc Văn Mồn, một gia đình chính sách ở bản Sáng, xã Quang Chiểu, một cháu bé chỉ chừng 3 tuổi len lỏi bằng được qua các bà, các ông, sà đến ngồi trong lòng Tổng Bí thư để... nghe chuyện. Linh tính của trẻ em có lẽ luôn là sự tồn tại kỳ diệu trong, trời đất. Các bé có thể không thể hiểu ông bà mình nói chuyện gì, nhưng luôn cảm nhận rõ ràng nhất và nhanh nhất về những gì mà các em có thể tin cậy và gắn bó.

 Là “vùng lõm” về kinh tế, văn hóa xã hội, “vùng nóng” về an ninh trật tự, Mường Lát luôn nhận được sự quan tâm đầu tư lớn của Đảng và Nhà nước bằng một loạt các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ, các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống dân sinh... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan mà sự phát triển của Mường Lát vẫn chưa tương xứng với sự đầu tư cũng như sự mong đợi của các cấp, các ngành.

 Sau khi đi thực tế một loạt các điểm Trung Lý, Quang Chiểu, Mường Chanh... Bản Khằm I... câu hỏi trở đi trở lại trong Tổng Bí thư, “Mường Lát nghèo, Mường Lát khó thì đúng rồi (cả 8 xã của huyện thuộc diện nghèo). Nhưng vì sao Mường Lát nghèo? Đất nước độc lập 66 năm rồi, hòa bình đã hơn 30 năm, tỉnh tập trung xây dựng khá quyết liệt mà tại sao Mường Lát vẫn nghèo, vẫn khó? Làm thế nào để Mường Lát thoát khỏi diện huyện nghèo”?

Không trách cứ, cũng không to tát, Tổng Bí thư nhắc nhở lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và huyện Mường Lát nên các bộ, ngành Trung ương cùng suy nghĩ, phân tích sâu sắc, tìm hiểu nguyên nhân vì sao Mường Lát còn khó khăn, vì sao đồng bào các dân tộc nơi đây còn nghèo và cho rằng không thể trả lời câu hỏi này một cách hời hợt và đơn giản.

Cũng bởi “không thể trả lời câu hỏi này một cách hời hợt và đơn giản”, người đứng đầu Đảng càng nung nấu quyết tâm “đại chiến” với “giặc” tham nhũng, bởi có đẩy lùi được giặc thì đất nước mới bớt khổ, người dân mới bớt nghèo, và Tổng Bí thư đã giúp cho không chỉ Mường Lát mà cả đất nước tiến nhanh trên con đường đi đến hưng thịnh khi phát động và lãnh đạo công cuộc chỉnh đốn Đảng, chống “giặc” nội xâm kể từ Tết độc lập ấy, liên tục, bền bỉ, quyết liệt trong suốt thập kỷ qua.

  Liên tục thăng hạng

 Người dân, đến giờ phút này, đều đã có được cảm nhận rõ ràng về “lò” đốt cả củi tươi lẫn củi khô tham nhũng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhóm lên, chảy rừng rực. Chưa bao giờ công tác phòng, chống tham nhũng lại được chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả như thời gian vừa qua; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Dẫu vậy, luôn canh cánh nỗi liềm “ không thể thất hứa với dân, không thể làm dân thất vọng”, điều mà người đứng đầu  Đảng và Nhà nước mong muốn đạt được nhiều nhất chính niềm hạnh phúc của nhân dân.

Bước phát triển mới của đất nước, cũng như nỗi niềm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về hạnh phúc của nhân dân đã trở thành một trong những điểm mới nổi bật của văn hiện trình Đại hội XIII, chính khát vọng phát triển đất nước không chỉ là xây dựng một nước Việt Nam hùng cường mà còn nhấn mạnh đến yếu tố hạnh phúc của nhân dân.

 Theo cùng đó là bước phát triển mới trong tư duy về nhân dân. Bên cạnh cơ chế dân chủ, để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra như trước đây, Văn kiện trình Đại hội XIII còn thêm nội dung “dân giám sát và dân thụ hưởng”. Vào 5 năm trước, ĐH XII đã xác định phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; đến giờ, ĐH XIII mở rộng ra và nhấn mạnh đến khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại...

 Trên thực tế, Đại hội nào, Đảng cũng đặt nhân dân là chủ thể và đặc biệt coi trọng nhân dân. Đến Đại hội XIII, do yêu cầu phát triển đất nước rất cao và trước một bối cảnh rất nhiều thời cơ thuận lợi và đầy thử thách, mà điển hình như trong năm 2021 là đại dịch Covid-19 và thiên tai triền miên ở miền Trung, thì vai trò của nhân dân càng lớn hơn.

Hiện nay, Việt Nam chưa có chỉ số cụ thể để đo đếm hạnh phúc của nhân dân. Nhưng, mức độ đánh giá hạnh phúc hiện diện ở hầu khắp các chỉ tiêu, ngay cả chỉ tiêu tưởng như rất khô cứng như GDP. Chính phủ thường xuyên nhấn mạnh rằng nền kinh tế Việt Nam không chỉ phấn đấu tăng trưởng nhanh, mà phải là tăng trưởng có chất lượng, bền vững và mọi người dân phải được hưởng thành quả của tăng trưởng. Tăng trưởng phải mang lại niềm hạnh phúc cho nhân dân.

 Việt Nam được thế giới biết đến là một quốc gia liên tục thăng hạng về hạnh phúc. Năm 2018, Việt Nam xếp thứ 95 trong bảng xếp hạng 156 quốc gia của báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2018 của Liên hợp quốc, Đến năm 2019, Việt Nam đứng thứ 94 và năm 2020, vươn lên vị trí thứ 83 trong bảng xếp hạng này. Trong nhiều bảng xếp hạng khác, Việt Nam luôn được gọi tên là một quốc gia hạnh phúc.

Giữa thời đại dịch Covid-19, Việt Nam cũng nổi lên là một quốc gia an toàn, đáng sống khi mọi người dân đều nhận được sự quan tâm của Nhà nước trong cuộc chiến với con virus này. Còn giữa mùa thiên tai, vẫn không qúa khó để bắt gặp những nụ cười nơi rốn lũ khi chính quyền, người dân chung sức, đồng lòng, dẫu gặp họa vô đơn chí, lũ chồng lũ, bão chồng bão, nhưng càng gặp họa, càng đoàn kết, càng bền chí. Có khổ đau, có mất mất, nhưng không bao giờ tắt hỵ vọng, niềm vui vẫn luôn trải khắp trên mọi nẻo đường Tổ quốc.

 Động lực và nguồn lực cho phát triển đất nước trong giai đoạn mới là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thông chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong suốt 90 năm lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội; có ý nghĩa cực kỳ quan trọng khi đất nước đang ở bước ngoặt có tính lịch sử, cần huy động những nguồn lực vật chất và tinh thần to lớn để tiếp tục bứt phá, vươn lên.

Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, luôn xác định “dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; kiên trì thực hiện đúng nguyên tắc: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Đảng phải chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống, lợi ích của nhân dân; xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên. Để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, phải kiên quyết, tích cực làm trong sạch đội ngũ cản bộ của Đảng, khắc phục các hiện tượng sa sút, thoái hóa về phẩm chất, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, củng cố và xây dựng các tổ chức đảng thật trong sạch, vững mạnh, làm cho Đảng thật sự là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

 (Trích bài viết của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với nhan đề “Chuẩn bị vtiếnhành thật tốt Đại hội XIII của Đng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”.

Ngay trong những ngày đầu năm mới 2021, một loạt đại công trình giao thông cho miền Nam đã được khởi công, thông tuyến Trên dải đất hình chữ S, những con đường đẹp như dải lụa quấn quýt nối gần hơn nữa hai đầu đất nước,

Là một nước đang phát triển với kết cấu cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, Chính phủ đang tập trung vào hạ tầng trọng yếu của quốc gia như đường bộ cao tốc Bắc - Nam, sân bay quốc tế Long Thành, các cao tốc liên kết vùng ...”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn, “phấn đấu đến 2030, cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc, trong đó đến 2025 hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông”.

 Người đứng đầu Chính phủ bày tỏ, xây dựng cao tốc, nhất là cao tốc cho miền Nam là nỗi lòng trăn trở đặc biệt của ông. Có thêm thật nhiều cao tốc, không chỉ là đại lộ, đại phú, mà còn là thêm lửa khát vọng của mọi người dân Việt Nam mỗi khi nhìn bức tranh Tổ quốc hùng vĩ  nước non liền một dải như lời thơ tha thiết của Tế Hanh hơn 60 trước “tận chân trời mây núi có chia đâu”.

Thực tế, Nghị trường nhiều lần đã “nổ” ra những câu hỏi gay gắt của các đại biểu quốc hội đặt ra về vấn đề đầu tư cao tốc cho miềm nam. Gần đây  nhất tại Kỳ họp cuối năm 2020, đại biểu Tô Thị Bích Châu (TP. Hồ Chí Minh)   chất vấn Chính phủ, “vì sao vừa qua việc xây dựng đường cao tốc cho ĐBSCL tỷ lệ rất thấp so với vùng khác (100km cao tốc ở ĐBSCL; 2.000km cao tốc của khu vực phía Bắc), trong khi ĐBSCL là nơi xuất khẩu lúa gạo và nông nghiệp lớn nhất nước”.

  Hiện cao tốc cho miền Nam khiêm tốn hơn hẳn các vùng miền khác. Theo Báo cáo của Chính phủ, đến nay cả nước có 1.139 km đường cao tốc đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trong đó, khu vực phía Bắc có 898 km; miền Trung 127 km; khu vực Đông Nam Bộ 74 km; khu vực ĐBSCL 40 km, vừa hoàn thành thêm 80 km đoạn từ Cao Lãnh - Vàm Công - Rạch Sỏi cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc và đưa số km cao tốc của khu vực ĐBSCL là khoảng 120km đã được đưa vào sử dụng.

 Quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, vùng ĐBSCL sẽ hình thành 5 trục cao tốc với tổng chiều dài 998km với lộ trình đầu tư đến năm 2020 hoàn thành khoảng 349 km. Chính phủ nhìn nhận tiến độ đầu tư xây dựng hệ thông đường cao tốc vùng ĐBSCL còn chậm so với quy hoạch được duyệt, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh nói riêng và khu vực nói chung. Nguyên nhân là do đặc điểm khu vực có nền địa chất phức tạp, địa hình chia cắt bởi nhiều sông, kênh, rạch nên phải xử lý nền đất yếu, xây dựng nhiều cầu, dẫn đến suất đầu tư cho các công trình lớn, thời gian thực hiện kéo dài...

 Vẫn không khỏi xót xa

Cũng trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2021, ngày 4/1/2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khởi công giai đoạn 1 dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Đây là một đoạn của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, kết nối từ TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ dài 120 km cùng như nhiều tuyến khảc ở các tỉnh miền Tây. Sau khi tuyến cao tốc này hoàn thành, kết hợp với tuyến TP.Hồ Chí Minh - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận và cầu Mỹ Thuận 2, tạo thành tuyến cao tốc từ TP.Hồ Chí Minh – Cần Thơ vào năm 2022.

 Một ngày sau đó, 5/1/2021, đại dự án Sân bay Long Thành được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bẫm nút khởi công. Đây là dự án đã “nằm im” 1 thập kỷ kể từ thời điểm được Chính phủ phê duyệt vào 14/6/2011. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai cấp tập dự án kết nối giao thông ĐBSCL. Ngay trong năm 2021, khởi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau; triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển của các tỉnh ĐBSCL với chiều dài khoảng 400 km; dự án cầu Mỹ Thuận 2 đang trong giai đoạn thi công, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2023... Còn trong năm 2020, 6/11 đoạn cao tốc Bắc - Nam đã được đồng loạt khởi công.

Dự án sân bay Long Thành - Đồng Nai. (Ảnh:Internet).

Song dường như, Chính phủ nỗ lực, quyết liệt bao nhiêu cũng chưa thể đủ và Thủ tướng luôn có nỗi ưu tư. “Trong khi theo đuổi các dự án lớn của quốc gia, chúng ta cũng không bỏ sót những dự án nhỏ, những con đường, chiếc cầu ở nông thôn, nơi tạo ra việc làm và thu nhập trực tiếp cho bà con”, Thủ tướng nói tại phiên chất vấn cuối cùng của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, tháng 11/2020, “chúng ta không khỏi xót xa khi nhìn thấy trẻ em đến trường phải đu dây qua những dòng sông dữ ở nhiều tỉnh miền núi hay phải chèo xuồng đến trường ở nhiều tỉnh ĐBSCL…”

Tài liệu tham khảo:

   1.Linh Tâm “Càng tiến bước, càng hạnh phúc”.

  1. Đoàn Trần “Hùng vĩ bức tranh Tổ quốc”.

  (Cả hai bài đăng trên Tạp chí Kinh tế số Tết Tân Sửu 2021).

                                                                                     PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

                                                                        Nguyên Giám đốc Sở KH-CNMT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Niềm vui trải khắp nẻo đường Tổ quốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.