Thứ tư, 17/04/2024 01:25 (GMT+7)

Phạt nặng doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

MTĐT -  Thứ tư, 28/03/2018 10:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Người sử dụng lao động có hành vi tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động không đủ số lượng sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất quy định xử phạt vi vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Lý giải về việc cần đưa ra nghị định, Bộ LĐTBXH cho rằng: “Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC). Luật XLVPHC có hiệu lực từ ngày 1.7.2013 và thay thế cho Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều luật có liên quan trực tiếp đến Nghị định số 95, 88 đã được sửa đổi, ban hành mới làm cho một số quy định trong 2 nghị định trên không còn phù hợp với luật nội dung, nhiều hành vi vi phạm mới, thẩm quyền xử phạt mới chưa được quy định để xử phạt.

Ảnh minh họa

Cụ thể dự thảo quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với NLĐ có một trong các hành vi sau đây: Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của NSDLĐ; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích.

Người sử dụng lao động có hành vi tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động không đủ số lượng sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ hoặc lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp; không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động; không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định; không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định; không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa; không nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.

Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây TNLĐ, BNN; không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho NLĐ làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc; không tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của NSDLĐ.

Bên cạnh đó, sẽ phạt tiền người sử dụng lao động khi sử dụng người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà không có thẻ an toàn theo một trong các mức sau: Từ 5 - 7 triệu đồng với vi phạm từ 1 - 10 người; từ 7 - 10 triệu đồng với vi phạm từ 11 - 50 người; từ 15 - 25 triệu đồng với vi phạm từ 51 - 100 người; từ 25 - 35 triệu đồng với vi phạm từ 101 - 300 người; từ 35 - 50 triệu đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.

Theo dự thảo, NSDLĐ có một trong các hành vi: Không trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng, quy cách hoặc chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại sẽ bị phạt từ 3 – 30 triệu đồng. Phạt tiền từ 10 – 60 triệu đồng đối với NSDLĐ buộc NLĐ phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc NLĐ tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục.

Dự thảo cũng quy định đối với vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền dịch vụ và các khoản tiền thu của người lao động đối với tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng với các hành vi: Thu, quản lý, sử dụng, hoàn trả tiền môi giới không đúng quy định; Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định...

T/H (theo báo lao động, báo người lao động)

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Phạt nặng doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.