Thứ sáu, 26/04/2024 03:06 (GMT+7)

Tạo đột phá phát triển “thành phố lễ hội”

MTĐT -  Thứ hai, 23/04/2018 13:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với tiềm năng và lợi thế của mình Việt Trì có những động lực quan trọng để trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

Những năm gần đây, Việt Trì đã tập trung huy động nguồn lực để triển khai hiệu quả khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng. Nhiều khu đô thị, nhiều tuyến đường giao thông mới, quảng trường, công viên, các trung tâm thương mại, khách sạn… được xây dựng mới đồng bộ, hiện đại đã góp phần làm thay đổi diện mạo, trở thành những điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan đô thị, là điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển du lịch.

Đến nay, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc phát triển du lịch đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây mới. Không chỉ là thành phố trung tâm của tỉnh Phú Thọ mà Việt Trì còn là vùng đất phát tích, còn nguyên những giá trị, dấu tích vật thể và phi vật thể của thời đạu Hùng Vương, là kho tàng di sản văn hóa vô giá, là niềm tự hào của vùng đất mạch nguồn trong dòng chảy lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc.

Với 41 lễ hội truyền thống trong năm, trong đó trọng tâm là Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã được chính cộng đồng dân cư và nhân dân thực hành tín ngưỡng một cách chu đáo, trang nghiêm và thành kính, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc phát triển du lịch đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây mới.

Với tiềm năng sẵn có về lịch sử, vắn hóa, môi trường cảnh quan, Việt Trì đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ cụ thể hóa Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu xây dựng thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam đến năm 2020; đồng thời thực hiện khâu đột phá phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, bền vững và trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố.

Thực hiện mục tiêu trên, Việt Trì đang tập trung xây dựng không gian thành phố Lễ hội tại 3 khu vực chính: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Trung tâm thành phố Việt Trì và Bến Gót – Bạch Hạc; đồng thời tôn tạo, xây dựng các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền thống, các khu phố ẩm thực, các khu phố đặc trưng, đa dạng hóa các sản phầm du lịch, xây dựng mạng lưới an ninh trật tự và phát động phong trào toàn dân làm chủ về an ninh trật tự của thành phố lễ hội…

Điểm nổi bật trong thực hiện khâu đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chính là thành phố đã tích cực huy động các nguồn lực cho đầu tư và phát triển; quan tâm ban hành một số chính sách ưu đãi thu hút đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Nhờ đó việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển trên địa bàn tăng nhanh. Việc quản lý quy hoạch được thực hiện tốt, đặc biệt quy hoạch chung thành phố Việt trì đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mở thêm nhiều tiềm năng cho vị thế đô thị Việt Trì.

Theo quy hoạch, Việt Trì sẽ là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm hành chính tổng hợp của tỉnh Phú Thọ, là một trong những trung tâm khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của vùng Trung du miền núi Bắc bộ, là một cực quan trọng trong mô hình phát triển đa cực của vùng Thủ đô Hà Nội; là thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam gắn với du lịch sinh thái dặc trưng của vùng Tây Bắc.

Việt Trì sẽ là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm hành chính tổng hợp của tỉnh Phú Thọ.

Cấu trúc đô thị được chia thành 12 phân khu với trọng tâm là xây dựng trục phát triển với trục chính lễ hội, kết nối không gian đô thị từ cửa ngõ phía Nam thành phố đến khu di tích lịch sử Đền Hùng; hai trục còn lại hướng song song gắn với khai thác, tổ chức không gian của tuyến đường sắt và nút cao tốc Hà Nội – Lào Cai đi qua địa bàn tỉnh Phú Thọ; tiến hành mở rộng đô thị ở vùng ven sông Lô để khai thác các giá trị cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo dựng không gian đô thị liên hoàn, sinh động và phong phú.

Một số điểm nhấn đang được thành phố lên kế hoạch tập trung khai thác để phát triển các dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách như:

Khu vực Quảng trường Hùng Vương đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng diện tích 24,119 ha. Hiện nay, một số dịch vụ đã và đang được hình thành trên tuyến đường Đồng Gia như: Dịch vụ ăn uống, giải khát, mua sắm, lưu trú, chợ. Không gian cảnh quan khu vực Quảng trường rất thuận lợi để hình thành tổ hợp các dịch vụ khép kín của phố đi bộ.

Phố đi bộ và tổ hợp dịch vụ tại Quảng trường Hùng Vương sẽ được quy hoạch thành một không gian đồng bộ để kết nối với các khu vực đã hoàn thành như Trục hành lễ, công viên Văn Lang, thể hiện được điểm nhấn của trung tâm thành phố lễ hội. Đây cũng là 1 địa điểm để tổ chức các sự kiện và chương trình trọng đại của khu vực và của tỉnh.

Bảo tàng Hùng Vương nằm ở trung tâm đường Trần Phú đã được xây dựng trên tổng diện tích đất hơn 15.000m², gồm 19 hạng mục đồng bộ. Đây là vị trí rất thuận lợi về giao thông cho nhân dân và du khách thăm quan tìm hiểu về tự nhiên, sinh thái, lịch sử văn hóa, xã hội của tỉnh Phú Thọ;  địa điểm có thể đầu tư thêm điểm dừng chân tham quan Bảo tàng và mua sắm đồ lưu niệm cho du khách.

Việt Trì đang là thành phố trẻ và năng động.

Công viên Văn Lang có tổng diện tích quy hoạch là 116,2 ha. Không gian cảnh quan, mặt nước của Công viên Văn Lang rất thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ du lịch, tổ chức các loại hình văn hóa, tín ngưỡng trên thuyền.

Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố được UBND tỉnh phê duyệt với tổng diện tích 150.016m2. Hiện nay, một số hạng mục công trình đã thi công xong và đưa vào sử dụng như: Sân vận động, sân tennis, sân bóng đá, sân golf, sân bóng chuyền...  Không gian, quỹ đất ở đây rất thuận lợi để đầu tư quy hoạch khu vui chơi giải trí và dịch vụ ăn uống phục vụ tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao.

Phố ẩm thực đường Nguyễn Du: Tại đây, một số dịch vụ đã và đang được hình thành phục vụ nhu cầu của nhân dân và du khách. Không gian cảnh quan khu vực đường Nguyễn Du rất thuận lợi để hình thành phố ẩm thực với tổ hợp các dịch vụ khép kín như: Ẩm thực, giải khát, giải trí, mua sắm.

Điểm tham quan cầu Việt Trì: Đây là điểm dọc bờ sông Hồng có quang cảnh rất thơ mộng gắn với quần thể di tích rất nổi tiếng là Đền Tam Giang - Chùa Đại Bi. Từ không gian trên bờ nhân dân và du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh sông nước với những chuyến tầu ngược suôi, hơn nữa đây cũng là điểm rất thuận lợi để ngắm cảnh cầu Việt Trì. Thuận lợi hình thành các dich vụ ẩm thực, giải khát.

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có cùng với chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng, cởi mở, đầy thiện chí, sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân thành phố Việt Trì sẽ là những thuận lợi căn bản để hội tụ nguồn lực, thu hút đầu tư… Đó cũng là động lực quan trọng để Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn của dân tộc Việt Nam.                                                 

Bạn đang đọc bài viết Tạo đột phá phát triển “thành phố lễ hội”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Hữu Đông – Thu Phương

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.