Thứ sáu, 29/03/2024 13:53 (GMT+7)

Tết Tân Sửu 2021: Nhìn lại tục lì xì đầu năm mới

MTĐT -  Thứ sáu, 12/02/2021 15:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cho mãi đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tục "lì xì" đầu năm – gọi là mừng tuổi dần trở nên phổ biến trong xã hội nhờ đời sống kinh tế đi lên.

Tục lì xì - mừng tuổi đến có nguồn gốc từ đâu?

Gặp nhau đầu năm, tay bắt mặt mừng rồi chìa phong bao lì xì mừng tuổi ông bà, cha mẹ, con cái, họ hàng, người thân người quen… như để trao đi sự rộng rãi, với ý nghĩa "đồng tiền cho đi đồng tiền sẽ quay trở lại" và mong cầu một năm mới được an khang – thịnh vượng sẽ đến với mọi nhà. Tục này đến từ nước hàng xóm Trung Quốc.

Nếu quan sát, chẳng khó để chúng ta nhận ra rằng, có hai đối tượng được xã hội ưu tiên: Một là người già, hai là trẻ nhỏ. Người già được con cháu và người thân "lì xì" để chúc tụng các cụ sống lâu trăm tuổi, "bách niên giai lão". Yêu già thì già cho tuổi. Lì xì cho trẻ với mong muốn rằng, các con hay ăn chóng lớn, ngoan, học giỏi và yêu thương bố mẹ, ông bà. Số tiền được mừng đó sẽ đưa lại cho bố mẹ mua sắm đồ dùng học tập mới, may quần áo mới và các phương tiện hỗ trợ việc học hành. Với ý nghĩa này, thông điệp đã được chuyển tải.

Ý nghĩa "cho đi/trao tặng/biếu dâng" này không phụ thuộc vào "lì xì" dày hay mỏng và cầu mong sự nhận lại tương ứng hoặc "lấy lãi" mà là thể hiện sự quảng giao/rộng lượng và "dám cho đi" để bớt đi sự "tham lam". Mục đích/ý nghĩa đó thật là cao đẹp và mang giá trị giáo dục lớn lao.

Tuy nhiên, chuyện tưởng đơn giản là thế nhưng hóa ra lại lắm nhiêu khê, biến tướng và có nguy cơ làm hư hỏng thế hệ trẻ.

Thú vui của trẻ khi có tiền trong tay, thay vì mua đồ dùng học tập thì được chuyển vào trò chơi điện tử, chơi games, đánh bạc, mua đồ chơi… vì không như thói quen của các bố mẹ phương Tây giáo dục tài chính cho các con ngay từ lúc còn nhỏ. Ở nước ta hiện nay, với triết lý "cái gì dễ có, dễ được thì dễ mất", thế nên, tụi trẻ không thể hiểu được giá trị của đồng tiền kiếm được khi chúng được người lớn lì xì. Tưởng là "mở lòng" với trẻ để trẻ cho nụ cười, sự tươi trẻ, vô hình chung, chúng ta lại tiếp tay cho trẻ sớm biết nói dối, chơi bời lêu lổng và sử dụng tiền sai mục đích.

Thực trạng tục lệ "lì xì" ngày Tết đang có nguy cơ bị biến tướng theo hình thức xem nặng sự thực dụng, trọng vật chất. (Ảnh: Internet).

Thay vì lì xì nên làm gì?

Thay vì "lì xì" tiền, các bố mẹ nên tặng sách, tặng chữ, tặng thơ cho con như để nhắn nhủ, khuyến tấn và tôn vinh sự nghiệp học tập của các con. Con cháu nên tổ chức buổi sum họp gia đình, có thể tặng ông bà những món quà để giáo dục sự hiếu thuận giữa các thế hệ và nhằm kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai.

"Quỹ tiền" định dùng vào việc "mừng tuổi" thì nên cho nó "đi tu" vào những việc phước thiện, như giúp đỡ người nghèo khó, người già cả cô đơn không nơi nương tựa, mua sách vở, cặp sách, đồ dùng học tập… cho những trẻ em nghèo vượt khó, tổ chức gói bánh chưng vào những ngày cuối năm cùng với con em mình rồi đem tặng bánh cho những hộ gia đình nghèo trong làng xã, tổ chức các trò chơi dân gian cho các em bé như: Dựng cây nêu ngày Tết, ném còn, đi cà kheo, nhảy dây, kéo co, đánh đu, đá cầu, đấu vật, nặn tò he, hát quan họ, hát đối… nghĩa là tăng phần diễn xướng dân gian để tụi trẻ hiểu hơn và thêm yêu hơn không gian lễ hội truyền thống, gắn kết cộng đồng.

Đứng trước một thực trạng tục lệ "lì xì" ngày Tết đang có nguy cơ bị biến tướng theo hình thức xem nặng sự thực dụng, trọng vật chất, coi nhẹ văn hóa tinh thần và những mỹ tục mà cha ông ta đã gìn giữ và lưu truyền thì nay, trước sự xâm lấn của văn hóa ngoại lai, đang có nguy cơ bị bốc hơi, biến mất.

Thiết nghĩ, những người làm công tác văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có trách nhiệm và lương tâm trong việc khôi phục lại những mỹ tục của cha ông mình để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng như hiện nay.

                                                                                 Theo Đinh Hồng Cường (Dân Việt)

Bạn đang đọc bài viết Tết Tân Sửu 2021: Nhìn lại tục lì xì đầu năm mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới