Thứ sáu, 19/04/2024 23:31 (GMT+7)

Thực phẩm sạch có dễ đến tay người dùng?

Thu Hiền -  Thứ tư, 14/10/2020 08:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giữa thời thực phẩm bẩn tràn lan, nhưng thực phẩm sạch có dễ đến tay người tiêu dùng khi buộc phải cạnh tranh cùng các “ông lớn”?

Chịu nhiều sức ép

Cuộc sống của chúng ta đã hơn một lần bị đảo lộn bởi những thông tin choáng váng từ việc nhiều loại nước mắm, nước chấm công nghiệp nhiễm Arsen đến pate Minh Chay nhiễm độc bởi vi khuẩn Clostridium botulinum - vi khuẩn có hình thái bào tử hình que, sống kỵ khí, di chuyển được, có khả năng sản xuất các độc tố botulinum khi sinh bào tử trong môi trường yếm khí, khiến hơn chục người dùng trên cả nước đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, tốn hàng tỉ đồng điều trị mà nhiều người vẫn chưa thể phục hồi.

Cứ mỗi lần như vậy, cộng đồng lại phập phồng lo sợ bởi có quá nhiều điều mà con người bình thường chúng ta còn chưa biết tới, chưa lường trước hết.

Cửa hàng BaKa Food chỉ bán thực phẩm sạch, đặc sản mang đậm màu sắc bản địa

Ngành thực phẩm như bao ngành kinh doanh khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 hoành hành. Nhưng khắc nghiệt hơn những ngành không cần tươi sống khác, F&B còn phải chịu nhiều tiêu chuẩn ngặt nghèo, và cả sự phán xét của xã hội mỗi khi có sự cố không may xảy ra.

Ngay cả lúc bình thường khi không có sự cố, thì món ngon, thực phẩm sạch cũng không dễ dàng gì để có thể chen chân vào thị trường, để có cơ hội được “chiến đấu” căng thẳng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Trao đổi với chúng tôi, nhiều thương hiệu cho biết để hàng hoá của họ có thể đặt lên quầy bán trong các hệ thống siêu thị lớn, chẳng hạn như Coop mart, Coop Food, thì quá trình đàm phán mất cả năm trời. Hàng hoá phải thoả mãn rất nhiều tiêu chuẩn mà Sở Công thương đã quy định khi đưa hàng vào bán trong hệ thống siêu thị. Có nghĩa, hàng đã vào được Coop mart, Coop Food là đảm bảo đạt chuẩn.

Ngoài hồ sơ chứng nhận đầy đủ của cơ quan chức năng cấp cho mỗi mặt hàng, thì Coop mart còn cử ban thẩm định tới tận cơ sở sản xuất, dù cơ sở đó đặt ở địa phương nào, để đánh giá thực tế, thẩm định cơ sở sản xuất xem có thực sự đạt chuẩn hay không.

Thương hiệu thực phẩm sạch BaKa Food

Nhà sản xuất phải chứng minh được nguồn gốc thực phẩm, vùng nguyên liệu, năng lực sản xuất phải đáp ứng được đơn hàng với số lượng rất lớn mới có thể ký hợp đồng với Coop mart, Coop Food.

Thế nhưng, được vào các siêu thị lớn rồi thì sức cạnh tranh về doanh số sẽ dẫn tới quyết định việc vị trí của hàng hoá đặt trên quầy kệ có bắt mắt người tiêu dùng hay không? Hàng có được bày ở những vị trí dễ nhận biết và lựa chọn hay không? Ngoài ra, giá thành bán cho người tiêu dùng phải đạt mức thấp nhất, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với hàng trăm nhãn hàng tương tự.

Ai cũng biết rằng thương trường là chiến trường, nên để người tiêu dùng có thể nhận biết, thì nhãn hàng buộc phải chi một khoản kinh phí lớn để quảng bá, truyền thông, tiếp thị, marketing cho sản phẩm. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc toàn bộ chi phí đó lại “đổ lên đầu” người tiêu dùng khi giá bán cuối cùng không thể thấp.

Chọn lối đi riêng

Mặc dù biết rằng thương trường khắc nghiệt như vậy, nhưng trao đổi với chúng tôi, Nguyễn Hà Quốc Anh, người sáng lập và điều hành thương hiệu thực phẩm sạch BaKa Food cho biết, anh quyết định không chọn cách “đội giá” lên để rồi cuối cùng là người tiêu dùng chịu thiệt.

Doanh nhân Nguyễn Hà Quốc Anh quan niệm không đội giá vào sản phẩm để đổ lên đầu người tiêu dùng

Giữa lúc nền kinh tế dần kiệt quệ vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 doanh nghiệp nào cũng khó khăn, theo đó người lao động còn khó khăn hơn. Lúc này muốn người tiêu dùng được hưởng thực phẩm sạch, chúng tôi chỉ có thể dùng cách triệt tiêu lợi nhuận của chính mình, đưa giá bán sản phẩm về gần nhất với giá gốc sản xuất” – Nguyễn Hà Quốc Anh nói.

Để cho ra đời những chai nước mắm Cá Linh hảo hạng, Nguyễn Hà Quốc Anh cho biết BaKa Food đã phải bỏ tiền đầu tư mua nguyên cả vùng nguyên liệu Cá Linh.

Lớn lên từ vùng sông nước Châu Đốc, Nguyễn Hà Quốc Anh mong muốn mang tới cho người Việt thực phẩm sạch của quê hương, đặc biệt là nước mắm Cá Linh – mỹ vị miền Tây.

 Như lời kể của GS Võ Tòng Xuân, ông hồi ức cho biết về Biển Hồ, về vùng nước ngập Hồng Ngự, An Giang, xuống tới miệt Tháp Mười… những nơi quy tụ tới mấy trăm loài cá đặc sản của Nam Bộ về trú ẩn, trong đó có loài Cá Linh.

“Từ sông Sở Thượng, nước từ trên thượng nguồn Biển Hồ đổ về mang theo rất nhiều Cá Linh. Cá Linh được chế biến thành nước mắm, mắm kho đầy bản sắc văn hoá ẩm thực Nam Bộ. Nhưng, điểm đặc biệt nhất của BaKa Food là nghiên cứu đưa ra thị trường được loạinước mắm truyền thống từnguyên liệu Cá Linh. Nên hiểu nước mắm truyềnthốnglà sản phẩm làm ratừ cá và muối. Đó là nước mắm sạch, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng” – GS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

“Đầu vào, chúng tôi phải lên tận vùng Biển Hồ, thoả thuận với nông dân, trả tiền trước mua khoảng hai trăm tấn Cá Linh mỗi năm, coi như bao tiêu cho nguyên một vùng nguyên liệu. Sau khi cá đánh bắt lên, đưa vào quy trình sản xuất mất hơn 2 năm sản phẩm mới ra được đến thị trường” – Nguyễn Hà Quốc Anh cho biết chi tiết.

Nhiều nhãn hàng khác như các loại trà thảo mộc, thực phẩm sấy khô… cũng cho biết họ gặp phải khó khăn tương tự khi đưa hàng hoá vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Đầu tư lớn, thời gian kéo dài, nguy cơ bị ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá rất cao, nhưng khi hàng đã vào đến siêu thị, vẫn có thể phải nằm chờ vài tháng sau mới được bán hàng và thanh toán tiền, thu hồi vốn.

Dòng tiền quay vòng quá chậm là nguyên nhân chính bóp chết các doanh nghiệp nhỏ lẻ và các hộ kinh doanh cá thể ở các làng nghề. Trong vòng xoáy khốc liệt của thương trường, chỉ có các ông lớn có dòng tiền trường vốn mới chịu được “cuộc đua”.

Siêu thị, cửa hàng tiện lợi cũng chỉ là một (hệ thống) địa điểm kinh doanh; dù rất muốn ủng hộ cho thực phẩm sạch, sản phẩm thuần Việt mang tới từ các làng nghề truyền thống, mong muốn giữ tinh hoa văn hoá bản sắc bản địa, nhưng cuối cùng thì họ vẫn buộc phải tuân thủ luật chơi khắc nghiệt của thương trường.

Nếu sức chịu nhiệt của nhà sản xuất không đủ thì chỉ trong thời gian ngắn, hàng hoá gửi gắm bao nhiêu tâm huyết đã phải rời khỏi hệ thống siêu thị, big mall, cửa hàng tiện lợi để trở về với kiểu bán hàng thủ công truyền thống; đồng nghĩa với việc không có đủ các hệ thống kiểm soát tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất, mà là tự mình công bố, tự mình kiểm soát, chỉ khi nào xảy ra sự cố thì cơ quan chức năng mới vào cuộc thanh tra, hậu kiểm. Chuyện này đã xảy ra với nhãn hàng thực phẩm Minh Chay.

Đáng buồn, những khúc mắc khó giải quyết khi đưa hàng vào các siêu thị lớn cũng chính là nguyên nhân chính dẫn tới người tiêu dùng sẽ có ít sự lựa chọn hơn, buộc phải dùng thực phẩm bẩn nhiều hơn, vì thực phẩm sạch khó có cơ hội tồn tại.

 Foto: Hồ Ý

Bạn đang đọc bài viết Thực phẩm sạch có dễ đến tay người dùng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...