Thứ sáu, 19/04/2024 14:08 (GMT+7)

Tinh thần chiến thắng mùa xuân 1975 trong chống dịch Covid-19

MTĐT -  Thứ tư, 29/04/2020 11:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tỏa sáng nơi tuyến đầu chống dịch. Tinh thần đoàn kết, triệu người như một trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, dường như một lần nữa lại được khơi dậy trong cuộc chống dịch Covid- 19.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” sức khỏe và tính mạng của nhân dân là trên hết, ngay từ đầu năm 2020, Đảng và Nhà nước ta sớm có những giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kêu gọi: “Với tinh thần sức khỏe và tính mạng con người là trên hết tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và các chiến sỹ cả nước, đồng bao ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí hành động, thực hiệt quyết liệt, hiệu quả những chủ trưởng của đảng và nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của chính phủ, Thủ tướng chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”.

Ngay trong ngày mồng 3 Tết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp về phòng, chống COVID-19, tại cuộc họp, Thủ tướng phát đi thông điệp “chống dịch như chống giặc”, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho người dân, không để dịch bệnh lây lan, hạn chế tối đa trường hợp tử vong. Dù khó khăn, song lãnh đạo chính phủ luôn thể hiện quan điểm nhất quán chấp nhận một số thiệt hại về kinh tế vì tính mạng, sức khỏe của người dân là trên hết.

Với chủ trương “hiểu ta, hiểu địch, trăm trận trăm thắng” Bộ Chính trị, Ban Bí thư sớm có những chỉ đạo yêu cầu toàn đảng toàn quân, toàn dân chung sức chống dịch. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên tiếp có những chỉ đạo yêu cầu tất cả các lực lượng tận dụng “thời điểm vàng”, “giờ vàng” trong phòng chống dịch. Theo Thủ tướng, “Việt Nam có 12 ngày đêm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972, giờ đây chúng ta có 15 ngày hoặc hơn thế nữa để chiến thắng dịch bệnh, không để bùng nổ ở Việt Nam nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân. Đây là trách nhiệm nặng nề, vinh dự của cả hệ thống”.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, những việc làm có ý nghĩa không phải do tuổi tác, thu nhập, trình độ hay địa vị quyết định mà tất cả đều là xuất phát từ trái tim. Qua đó, thêm khẳng định những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là dịp để mỗi người chúng ta thể hiện bản sắc của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết,” đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” tô điểm cho bản lĩnh, khí chất của người Việt Nam. Điều này tạo ra niềm tin là Việt Nam sẽ vượt qua đại dịch.  Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói “Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, nhân nghĩa”. Ngay trong thời điểm khó khăn khi thu nhập bị giảm sút, thậm chí bị mất việc làm, song tinh thần đoàn kết, “tương thân tương ái” “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc đã không ngừng phát huy. Nhiều người đã sẵn lòng nhường cơm sẻ áo, chia lại số khẩu trang ít ỏi của mình cho người khác hoặc bỏ tiền mua khẩu trang khan hiếm, phát miễn phí. Nhiều nhà hảo tâm, văn nghệ sỹ chủ động đưa ra quyên góp, chia sẻ với cộng đông. Nhiều doanh nghiệp quan tâm, chăm lo chu đáo vì sự an toàn của người lao động, đâu được là hành động đáng biểu dương thể hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp   

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Làm việc với địa phương và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhắc lại bức điện của Bộ tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 7/4/1975, thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền nam”. Từ đó, Thủ tương cho rằng, tinh thần này cần được vận dụng trong cuộc phòng chống dịch bệnh hiện nay của nước ta.

Khẳng định “hiểu ta, hiểu địch, trăm trận trăm thắng”, Thủ tướng cho rằng, trận đầu ta đã thắng nhờ nhận diện như giặc và chủ động tấn công giặc. Lần này, dịch đến từ nhiều nguồn, mức độ phức tạp hơn, vì vậy, cần triển khai nhiều mặt trận. Điều hệ trọng lúc này trên dưới đồng lòng, anh em đoàn kết tất cả cùng hiệp đồng tác chiến, phản ứng nhanh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa với những tình huống xảy ra trên từng địa bàn, thành phố. Sang giai đoạn 2, cũng với tinh thần “thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa”, Thủ tướng đã chỉ đạo mạnh mẽ, yêu cầu các lực lượng tranh thủ từng giờ, từng phút để “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tất cả mọi người, nhất là những người từ nước ngoài về, hay những người đã từng có thời gian qua lại các ổ dịch. Đặc biệt, dù biết là sẽ thiệt hại về kinh tế, song để tận dụng “thời gian vàng” trong chống dịch, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 16, với yêu cầu cách ly toàn xã hội trong 15 ngày đầu tháng tư. “Nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19, hàng vạn y bác sỹ, quân đội, công an ở độ tuổi thanh niên nhiều ngày, nhiều tuần không về với gia đình, vợ con. Đó là những hình ảnh rất đẹp bên cạnh những cụ già mang rau, mang gà, mang trứng cho bộ đội, bác sỹ, cho những người cách ly. Hình ảnh ấy có khác gì người dân dỡ nhà, làm đường cho quân đội ra trận”. Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ Công an) trò chuyện về cuộc chiến chống giặc ngoại xâm và chống dịch COVID-19   

Trên dưới đồng lòng sẽ đánh tan mọi kẻ thù, cũng vào thời gian này 45 năm trước, cuộc kháng chiến chống Mỹ của chúng ta đang bước vào giai đoạn quyết định, và kết thúc bằng một Đại thắng mùa xuân 1975. Gần nửa thế kỷ trôi qua, song những bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến ấy vẫn còn nguyên giá trị.

Chúng ta đang tiến tới kỷ niệm 45 năm ngày Đại thắng mùa xuân năm 1975. Trong 30 năm từ khi cách mạng thành công, Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Ngay trong cuộc chiến 9 năm chống đế quốc Pháp, về tương quan lực lượng Việt Nam 1, Pháp 10. Đến cuộc chiến tranh với Mỹ, tương quan về lực lượng kinh tế là 1 với 100. Sức mạnh kinh tế Hoa Kỳ lớn gấp 100 lần Việt Nam, còn sức mạnh quân sự họ cũng gấp 50 lần Việt Nam.

Vậy mà Việt Nam đã giành thắng lợi cuối cùng, đuổi Mỹ ra khỏi lãnh thổ, giành độc lập, thống nhất đất nước. Thắng lợi Điện Biên Phủ 1954 và Đại thắng năm 1975 đã tạo ra mốc son trong lịch sử Việt Nam, tạo một dấu ấn rực rỡ, làm cho cộng đồng quốc tế ngưỡng mộ. Với chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam là nước đầu tiên chặt đứt dây chuyền của chủ nghĩa thực dân cũ, thì Đại thắng mùa xuân 1975, chúng ta đã chặt đứt dây chuyền của chủ nghĩa thực dân mới do Mỹ cầm đầu.

Thiếu tướng Lê Văn Cương nói: “Trong chiến dịch COVID-19, tôi rất trân trọng những tấm gương sáng của lực lượng thanh niên, đặc biệt các bạn trẻ nơi tuyến đầu. Những năm 70 của thế kỷ trước, đường ra trận mùa này đẹp lắm, ai ai cũng sẵn sàng hy sinh. Sự hy sinh trong thời nào cũng rất đáng trân trọng. Nhưng trong thời bình, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự dấn thân, sẵn sàng đối diện với dịch bệnh, thậm chí tử vong thì đó là những tấm gương đẹp, sự hy sinh vĩ đại trong thời bình”.

Phải chăng nổi bật nhất từ hai cuộc chiến này vẫn là bài học về tinh thần đại đoàn kết, triệu người như một. Sau năm 45 nhìn lại, có rất nhiều bài học trong hai cuộc chiến tranh giành thắng lợi của chúng ta. Trong đó, nổi bật nhất là sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, đó là nguyên nhân quyết định thắng lợi. Từ đường lối sáng suốt tài tình đó, cộng với sự nêu gương của người cán bộ đảng viên, từ đội ngũ cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước cũng mang ba lô, nhẹ nhàng ra trận, từ đó đã lôi cuốn được 50 triệu dân (thời điểm đó) Người Việt Nam cả Bắc và Nam ra trận.

Nguyên nhân thứ hai chính là sự đoàn kết của 50 triệu người Việt Nam. Khi bộ máy trung ương tận tâm, tất cả vì giải phóng dân tộc, không có chỗ cho lợi ích cá nhân, đã tạo ra nền tảng cho sự đoàn kết toàn dân tộc. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra khẩu hiệu: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. 50 triệu người đoàn kết thì sức mạnh đánh tan 500 triệu quân thù. Khi trên dưới một lòng sẽ tạo ra một sức mạnh to lớn để vượt qua mọi khó khăn.

Thứ ba là bài học đối với thế hệ trẻ của chúng ta. Trong Đại thắng mùa xuân 1975, với độ tuổi đẹp nhất của đời người, hàng triệu thanh niên miền Bắc sẵn sàng ra trận. Giữa bom đạn hiểm nguy vẫn phơi phới lạc quan, “đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Lực lượng xung kích luôn tỏa sáng, đi đầu, xứng đáng với vai trò thế hệ làm chủ cách mạng sự nghiệp cách mạng trong tương lai.

Tỏa sáng nơi tuyến đầu chống dịch. Tinh thần đoàn kết, triệu người như một trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, dường như một lần nữa lại được khơi dậy trong cuộc chống dịch Covid- 19.

Từ đại thắng mùa xuân năm 1975 đến “cuộc chiến” chống dịch COVID-19 hiện nay cũng có nhiều hình ảnh tương đồng. Ngay từ đầu, Đảng và Nhà nước đã đưa ra khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”. Đại dịch COVID-19 có mặt 210 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhưng chỉ duy nhất Việt Nam đưa ra khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”. Số ca mắc không nhiều, đặc biệt chưa có người tử vong do COVID-19. Điều này thể hiện sự nhận thức đúng đắn, sáng suốt và nhân văn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Từ nhận thức ấy đã huy động được tổng lực, khơi dậy không khí của mùa xuân năm 1975. Khẩu hiệu “chống dịch” trở thành vấn đề thường xuyên trên bàn nghị sự của chính phủ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ra lời kêu gọi, Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, Phó thủ tướng làm trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh. Lực lượng quân đội, công an, cả hệ thống chính trị vào cuộc với một không khí tương tự như mùa xuân năm 1975. Trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng đặt sinh mệnh của người dân lên trên hết, tất cả vì sinh mệnh của người dân.

Chính điều này đã hiệu triệu hàng triệu người tham gia chống dịch. Thật cảm động khi có những bà mẹ Việt Nam anh hùng ngoài 90 tuổi vẫn ngồi nhặt những mảnh vải khâu vá thành những khẩu trang để cung cấp cho người dân. Có những cụ bà ở quê, quanh năm làm vườn, nuôi gà chỉ đủ ăn, vậy mà vẫn đưa cả một rổ trứng đến ủng hộ cho các anh bộ đội, các y, bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch. Tôi cho rằng, không khí chống dịch trong thời gian qua không khác gì không khí “đường ra trận mùa này đẹp lắm” những năm 70 của thế kỷ trước.

Trong cuộc chiến hiện nay, một lần nữa chúng ta lại thấy những tấm gương cao đẹp, với một sự dấn thân, quên mình của lực lượng thanh niên, đặc biệt là các bạn trẻ nơi tuyến đầu chống dịch./.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Tinh thần chiến thắng mùa xuân 1975 trong chống dịch Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Bí thư Thành ủy thăm, tặng quà người có công
Chiều 17/4, Ông Lê Tiến Châu- Bí thư Thành ủy Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến tại quận Hải An. Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 07/5/2024).

Tin mới

Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?