Thứ tư, 24/04/2024 20:30 (GMT+7)

Từ năm 2021, thưởng Tết có thể không bằng tiền

MTĐT -  Thứ hai, 16/12/2019 14:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ luật Lao động mới đã mở rộng khái niệm tiền thưởng - không chỉ là tiền mà còn bằng các hình thức khác. Quy định này được áp dụng từ ngày 01/01/2021.

Cụ thể, Điều 104 của Bộ luật quy định về Thưởng thay vì Tiền thưởng như Bộ luật Lao động 2012.

Theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động;

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố khai tại nơi làm việc, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, Bộ luật mới vẫn giữ nguyên tinh thần của Bộ luật Lao động hiện hành, tức là không yêu cầu người sử dụng lao động bắt buộc phải thưởng Tết, thưởng vào các ngày lễ khác… cho người lao động.

Tuy nhiên, Bộ luật này đã cho phép người sử dụng lao động có thể thưởng cho người lao động không chỉ bằng tiền, mà có thể bằng hiện vật như chính hàng hóa, dịch vụ của công ty; hoặc thưởng bằng các hình thức khác như phiếu mua hàng giảm giá, chuyến du lịch…

Trước đó, theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức thưởng bình quân trong dịp Tết Nguyên đán năm 2019 bằng khoảng 1 tháng lương là 6,31 triệu đồng/người, tăng 11,4% so với năm 2018 (năm 2018 là 5,527 triệu đồng/người).

Tiền thưởng dù không phải là khoản tiền mà doanh nghiệp bắt buộc phải trả cho người lao động, nhưng thống kê cho thấy, đến nay hầu hết các doanh nghiệp đều có tiền thưởng Tết cho người lao động, chỉ trừ một số trường hợp cực kỳ khó khăn.

Bạn đang đọc bài viết Từ năm 2021, thưởng Tết có thể không bằng tiền. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.