Thứ ba, 16/04/2024 20:46 (GMT+7)

Ý Đảng, lòng dân là sức mạnh vĩ đại đưa đất nước tiến lên

MTĐT -  Thứ hai, 16/11/2020 10:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một điểm nhất quán, trong đường lối cứu nước, giữ nước từ hàng nghìn năm lịch sử là cha ông ta nhận rõ sức mạnh dời non lấp biển của nhân dân.

Lý Thái Tổ viết trong chiếu dời đô: “Trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân”. Trần Hưng Đạo vạch đường đi cho đương thời và cho hậu thế: “Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Và Nguyễn Trãi “Chúng chí thành thành” (ý chí của dân là thành trì giữ nước kiên cố nhất). Nhìn lại lịch sử, còn nhớ triều đại nhà Hồ, với tham vọng lớn và tư tưởng cải cách mới mẻ, Hồ Quý Ly đã xây dựng một quốc gia hùng mạnh về quốc phòng rất tiếc triều đại ấy đã sụp đổ khi ngoại xâm  xâm lược mà nguyên nhân chính là lòng dân không theo.

Bài học lịch sử cứu nước và giữ nước nghìn đời còn mới. Từ thời Trần các võ tướng đã truyền rằng, cái đáng lo là trị quốc (giữ nước) chứ không phải trị quốc (cai trị đất nước). Trì quốc mới bảo đảm được sự lâu bền, mới là sáng nghiệp tổ tông.  không rơi vào họa mất nước.[2]

Có thể hiểu cả hai nghĩa, sức mạnh của nhân dân cũng chính là sức mạnh đất nước. Dân giàu nước mạnh, dân mạnh thì nước giàu. Một cách hiểu khác, đó là sức dân trào thác lũ, nhấn chìm, cuốn phăng mọi vật cản – điều này Nguyễn Trãi đã viết trong bài thơ quan hải từ thế kỷ 15 “ Lật thuyền mới biết dân như nước”

Năm 1300, tức là cách đây 718 năm, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – “Đức Thánh Trần”- trước khi mất 2 tháng, đã tâu với vua Trần Anh Tông: “Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước”.

Khoảng từ năm 1440 đến 1442, trước vụ Lệ Chi Viên thảm khốc, khi được vua Lê Thái Tông sai soạn lễ nhạc cung đình (nhã nhạc), Nguyễn Trãi tâu, xin nhà vua hãy chăm dân “Sao cho khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn gịận oán sầu” bởi vì “Đó là cái gốc của lễ nhạc”. Lúc ấy, cũng đang là thời bình và làm cho “khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu” chính là “khoan thư sức dân”!

Năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi mất. Người dặn rằng, sau ngày thắng lợi, chính phủ hãy miễn thuế nông nghiệp cho dân vài ba năm. “Sau ngày thắng lợi” tức là thời bình. “Miễn thuế nông nghiệp” tức là “khoan thư sức dân”...

Trong tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn liền với sự tổn tại và phát triển của Đảng. Theo Người, chỉnh đốn Đảng là làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, làm cho Đảng ta xứng đáng là một Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo sự nghiệp cách mạng to lớn của giai cấp và dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đối với vận mệnh, sự sống còn của Đảng và chế độ.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Quán triệt tư tưởng, quan điểm chỉ đạo đó, Đảng ta luôn luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, mang tính chiến lược. Năm 2018, Đảng ta tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ, với nhiều kết quả quan trọng trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc xảy ra từ nhiều năm trước đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật Theo báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Chính phủ: Cơ quan điều tra của lực lượng Công an nhân dân đã và đang thụ lý điều tra 427 vụ án, 889 bị can phạm tộị vể tham nhũng (tăng 26,8% vụ, 15,6% bị can so với năm 2017); Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 245 vụ, 585 bị can;Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 200 vụ, 472 bị cáo về các tội danh tham nhũng. Điển hình là các vụ: Vụ án Vũ Quốc Hảo; vụ án Phạm Công Danh; vụ án Hà Văn Thắm; vụ án Đinh La Thăng; vụ án Trịnh Xuân Thanh; vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm); vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út trọc); vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phượng;... Cũng theo báo cáo của Chính phủ, đã có 56 người đứng đầu các cơ quan, đơn vị bị xử lý hoặc đang được xem xét, xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó có 5 người bị xử lý hình sự, 45 người bị xử lý kỷ luật và 6 người đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật.

Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xácđịnh rõ hơn và từng bước được hiện thực hóa. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực,vị thế và uy tín như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh có ý nghĩa lịch sử của nước ta qua 35 năm đổi mới. Nguyên nhân quan trọng nhất là sự đoàn kết, thống nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, có hiệu quả, kịp thời của Ban chấp hành Trưng ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy đảng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, giải quyết kịp thời, có hiệu quả nhiều vấn đề  mới nảy sinh trong thực tiễn; sự quản lý, điều hành quyết liệt của Chính phủ và chính quyền các cấp; sự nỗ lực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên; tinh thần lao động tích cực, sáng tạo, trách nhiệm của nhân dân; sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm:

Hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tang trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản về mô hình tăng trưởng; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập chưa được tháo gỡ. Năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế; chất lượng luật pháp và chính sách còn thấp. Môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, minh bạch. Chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Thể chế phát triển, điều phối kinh tế vùng chưa được quan tâm và chậm được cụ thể hóa bằng pháp luật nên liên kết vùng còn lỏng lẻo.

Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp. Công nghiệp vẫn chủ yếu gia công, lắp ráp, giá trị gia tang không cao; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, tỷ lệ nội địa hóa thấp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả còn hạn chế; tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chậm lại; chất lượng nhiều dịch vụ thấp.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước thực hiện tái cơ cấu và đổi mới cơ chế quản trị còn chậm; thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn gặp vướng mắc cả về thể chế và tổ chức thực hiện; hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp; tình trạng nợ, thua lỗ, lãng phí còn lớn; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải ngân đầu tư công còn hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, năng lực tài chính và quản trị yếu. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài công nghệ trung bình, gia công, lắp ráp, thiếu gắn kết, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển. Kinh tế hợp tác phát triển yếu, kinh tế tập thể chưa làm tốt vai trò liên kết, hỗ trợ kinh tế hộ.[1]

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt  giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. ASEAN có vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn.

Ở trong nước, sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Năm năm tới, Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng hơn sẽ phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các cam kết khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế, yếu kém, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới do tác động của đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Xu hướng già hóa dân số nhanh; tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng mạnh; biến đổi khí hậu gay gắt, phức tạp… ngày càng tác động mạnh đến sự phát triển của đất nước.

Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra còn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn. Nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn. Có biểu hiện chưa quan tâm đúng mức bảo đảm phát triển văn hóa, bảo đảm phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường; chưa bảo đảm phát triển tổng thể, đồng bộ các vùng, miền, địa phương theo lợi thế so sánh và phát huy điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù. Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng như những mẫu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình ổn định và thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu  cầu cấp thiết, đồng thời là những thách thức rất lớn đối với nước ta trong thời gian tới.

Tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi toàn Đảng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, có quyết tâm chính trị cao, dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình, chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

* Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu tổng quát: nang cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

* Định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5% hàng năm; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%; tỷ trọng cong nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% (GDP).

- Về xã hội: Đến năm 2025, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2025 dưới 4%; tỷ lệ ghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5% hàng năm; có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tuổi thọ trung bình khoảng 74,5 tuổi; tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 75%, trong đó ít nhất 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

- Về môi trường: Đến năm 2025, tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân thành thị là 95 - 100% và nông thôn là 93-95%; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 92%; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; giữ tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42%.

Quyết tâm phấn đấu đạt các chỉ tiêu cao nhất, đồng thời chuẩn bị các phương án để chủ động thích ứng với những biến động của tình hình.[1]

Thủ tướng khẳng định, bằng quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, cả nước đã tạo ra hơn 1.200 tỷ USD của tổng sản phẩm nội địa (GDP) gần 5 năm qua trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định. Dưới tác động của đại dịch COVID-19, trong khi hầu hết các nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, Việt Nam vẫn kiên cường duy trì tăng trưởng dương ở mức khá; tạo hơn 8 triệu việc làm mới cho người đến tuổi lao động và người mất việc làm trước đó; năng suất lao động được cải thiện rõ nét, thu nhập bình quân đầu người trong nhiệm kỳ qua tăng gần 145%; tập trung xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Điều quan trọng là chúng ta đã tận dụng tốt cơ hội, khơi dậy trong nhân dân niềm tin cũng như khát vọng về một Việt Nam độc lập, tự cường, thịnh vượng, sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn của Bác Hồ”.

Nhận xét mức tăng trưởng đề ra cho năm 2021 là khoảng 6% còn khiêm tốn, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, bất luận trong trường hợp nào cũng phải giữ được sự chủ động chiến lược và hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội tốt nhất. “Thách thức lớn nhất của chúng ta hiện nay không phải là thoát bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ lớn nhất của chúng ta không phải là tụt hậu về kinh tế; mà thách thức lớn nhất của chúng ta chính là thiếu ý chí vươn lên và nguy cơ lớn nhất là thiếu quyết tâm hành động”, Thủ tướng chỉ rõ.

Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục kiên trì một số biện pháp và chính sách quan trọng nhằm củng cố hơn nữa niềm tin và sự lạc quan của các nhà đầu tư và doanh nghiệp: Không ngừng cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh theo hướng giảm thiểu rủi ro, chi phí và các thủ tục; loại trừ các xung đột, chồng chéo trong hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh. Ưu tiên đầu tư và triển khai nhanh các dự án kêt cấu hạ tầng chiến lược, hạ tầng xương sống về cả ba phương diện số lượng, chất lượng và tính đồng bộ. Chú trọng đầu tư bảo đảm hệ thống hạ tầng cơ bản ở nông thôn miền núi. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục đại học và đào tạo lao động giàu kỹ năng phục vụ sự phát triển của nền kinh tế hiện đại…

Cho rằng nhân dân luôn là trung tâm trong mọi hoạch định chính sách, quyết nghị. Thủ tướng kêu gọi, toàn dân tộc cùng nhau hướng đến xây dựng một nền kinh tế đa dạng, phát triển bền vững, hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường, ở đó mọi người dân đều có cơ hội chung tay đóng góp vào sự phồn vinh của đất nước, tất cả trẻ em Việt Nam đều được giáo dục tốt và đạt được ước mơ Việt Nam; người già ai ai cũng được chăm sóc sức khỏe, sống trường thọ hơn và hạnh phúc bên con cháu; thanh niên ai cũng có việc làm, thu nhập cao và luôn thăng tiến trong sự nghiệp”. “Để đạt được điều này, Chính phủ và toàn hệ thống chính trị chúng ta sẽ phải nỗ lực rất nhiều bằng cả trái tim và khối óc”. “Ý  Đảng - lòng Dân chính là kim chỉ nam, cội nguồn sức mạnh để chúng ta vững bước tiến lên… Không thử thách nào mà dân tộc ta không thể vượt qua”, Thủ tướng khẳng định.

“Ý thức được đường còn dài, gian nan còn thử sức để lấy lại củng cố lòng tin của nhân dân, Đảng ta đã thể hiện quyết tâm chưa từng có, tập trung công sức trị bệnh cho chính mình, xây dựng và chỉnh đốn cho Đảng trong sạch vững mạnh, xứng đáng với dân tộc anh hùng. Chống tham nhũng, chống suy thoái là hai mũi tiến công cùng một lúc. Cả hai tồn tại này là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng”.

(Báo Nhân dân số Tết)

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nói: “ Bài học lấy dân làm gốc vẫn là bài học đúng của mọi thời kỳ lịch sử. Có dân, Đảng mới đi sâu được vào quần chúng, dễ dàng tập hợp được quần chúng tham gia vào sự nghiệp cách mạng, tạo ra sức mạnh và thực lực để làm nên những chiến thắng vĩ đại trong công cuộc dựng nước và giữ nước”.

Dân chung lòng sẽ tạo ra sức mạnh

Một bài học quan trọng, có giá trị lớn lao nữa mà khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, giành độc lập mùng 2/9 để lại làm sao phát huy được sức mạnh đại đoàn kết dấn tộc. Muốn làm được điều này thì đòi hỏi mọi cấp ngành phải biết dựa vào dân, lắng nghe ý kiến nhân dân. Khi Bác Hồ về nước 1941, Bác có nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp rằng “dân trước súng sau, có dân thì sẽ có súng, có dân thì sẽ có tất cả”. Mọi việc Đảng làm đều phải dựa vào dân, đặt lợi ích của dân lên cao nhất. Phải thực sự lấy dân làm gốc.

Bây giờ vấn đề này càng phải được coi trọng hơn. Bởi thực tế, những năm qua, do sự suy thoái về đạo đức, tư tưởng rồi tình trạng tham nhũng, tiêu cực, “quan cách”, cửa quyền… đã khiến cho phần nào người dân mất niềm tin và một bộ phận đội ngũ cán bộ, ảnh hưởng uy tín của Đảng. Do đó, bây giờ phải củng cố, lấy lại niềm tin trong nhân dân bằng cách xử lý nghiêm minh những vi phạm, tiêu cực của đội ngũ cán bộ. Có xử lý, đẩy lùi được tình trạng này thì mới tạo ra niềm tin cho người dân. Dân có chung lòng thì mới tạo ra được sức mạnh, niềm tin để đất nước vượt qua khó khăn, thách thức.[3,4]

Những người cộng sản tiền bối do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã làm cách mạng không chỉ để giải phóng dân tộc, mà còn để mang lại tự do, dân chủ cho nhân dân.

Mô hình thể chế dân chủ chính vì vậy đã được lựa chọn. Đã là thể chế dân chủ thì nhà nước là “của dân, do dân và vì dân”. Nhà nước “của dân” thì phải “do dân” và chỉ có “do dân” thì mới thật sự “vì dân”. Để đảm bảo nguyên tắc “do dân”, ngay sau khi vừa giành được chính quyền vào cuối năm 1945, thì đầu năm 1946, Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tổ chức Tổng tuyển cử để thành lập Chính phủ mới và xây dựng Nhà nước dân chủ đầu tiên ở nước ta. “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” còn được thể hiện thông qua một loạt các hình thức khác. Trước hết, đó là việc xác lập chế độ trách nhiệm trước cửa tri. Các vị đại biểu Quốc hội đều phải tiếp xúc cử tri để báo cáo và giải trình về các quyết sách của mình. Về nguyên tắc, cử tri có thể bãi nhiệm một vị đại biểu Quốc hội, khi vị này không còn được cử tri tín nhiệm. Trình tự, thủ tục để cử tri bãi nhiệm được Luật Tổ chức Quốc hội giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. [5]

Cán bộ là yếu tố then chốt

Để đất nước phát triển, việc quan trọng lúc này là phải chấn chỉnh lại công tác cán bộ. Vừa qua, Đảng đã xử lý rất nghiêm tình trạng này nhưng tới đây cần phải tiếp tục làm mạnh nữa. Phải làm sao lựa chọn được đội ngũ cán bộ cấp chiến lược vừa có đức, có tài, luôn đặt lại lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

Thực tế, trước và sau Cách mạng Tháng Tám, đội ngũ cán bộ được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị công phu. Đội ngũ cán bộ lúc đó tập hợp xung quanh Bác là những con người có trí tuệ, nhân cách, luôn đặt Tổ Quốc, Quốc gia, Dân tộc lên trên tất cả. Có thể kể đến như đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng… Có những cán bộ đó mới phất được ngọn cờ tập hợp được quần chúng nổi dậy đứng lên giành chính quyền.

Muốn làm được việc đó, thì lựa chọn cán bộ phải từ thực tiễn, trong đó đặc biệt chú trọng lắng nghe ý kiến từ quần chúng nhân dân. Trong đội ngũ hiện nay nhất là giới trẻ, rất nhiều người có năng lực, hoài bão, tận tâm cống hiến, phụng sự Tổ quốc. Cái chính là cần phải có cơ chế khách quan, minh bạch, dựa vào dân để lựa chọn cán bộ đúng và trúng. Dân mới là người sống gần cán bộ, hiểu cán bộ nên phải lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân về đội ngũ cán bộ.

Bác Hồ nói: “Đảng là đứa con nòi của nhân dân lao động. Về mặt đạo lý, như Bác Hồ nói, con không để cha mẹ biết rõ về mình, thì có còn xứng đáng là đứa con nòi không? Vì sao nhân dân lại không thể được biết mọi điều cần biết về Đảng? Dân sinh ra Đảng, Dân nuôi và bảo vệ Đảng! Vì sao nhân dân lại không có quyền đòi hỏi quyền làm cha, làm mẹ của mình chứ! Cha mẹ có quyền đòi hỏi đứa con của mình về bổn phẩn chứ! Đảng phải kính dân, trọng dân, hiếu với dân, chứ không phải ngược lại”. Chúng ta vừa nhìn lại Kết luận số 120 của Bộ Chính trị khóa XI và tổng kết 20 năm thực thi quy chế Dân chủ ở cơ sở, càng thấm thía điều mệnh hệ sinh tử và máu thịt này, đòi hỏi phải càng làm tốt về phương diện pháp lý.[3]

Những nỗ lực ấy được nhân dân ghi nhận. Luồng gió mới trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng, quan liêu có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Nhất là từ sau Đại hội XII của Đảng đến nay, chuyện đã rõ như ban ngày, kỷ luật của Đảng ta ngày càng nghiêm minh, không có bất kỳ “vùng cấm” hay “vùng tránh” nào. “Lò lửa” chống tham nhũng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhóm lửa đã và đang rừng rực cháy. Dân tin, Đảng nói đi đôi với làm!

Bây giờ, điều mong mỏi của nhân dân trước thềm xuân mới? Mong gì ư, mong Đảng nêu gương, cán bộ nêu gương như Quy định mới đây đã xác định.

Con đường lớn chúng ta đang đi có ánh sáng ngàn năm rọi chiếu, có ánh sáng của thời đại mới, cùng bốn biển năm châu hội nhập. Bước đi nhanh hay chậm còn tùy thuộc nhiều yếu tố, nhưng lòng dân, sức dân là đôi cánh để dân tộc bay lên!

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XIII

2. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, “Ý Đảng - lòng Dân là sức mạnh vĩ đại của cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Điện tử Môi trường - Đô thị VN

3. Đỗ Trung Lai, “Dân yêu nhất, ghét nhất điều gì”

4. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, “Yêu điều dân yêu ghét điều dân ghét”, Tạp chí Điện tử Môi trường - Đô thị VN

5.PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, “Có dân sẽ có tất cả”, Tạp chí Điện tử Môi trường - Đô thị VN.

         

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Ý Đảng, lòng dân là sức mạnh vĩ đại đưa đất nước tiến lên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.