Thứ bảy, 14/09/2024 15:05 (GMT+7)

“Dòng máu” khỏe giúp doanh nghiệp tăng đề kháng với thách thức

PV -  Thứ năm, 08/08/2024 11:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để giải quyết sự phức tạp trong vận hành, doanh nghiệp tận dụng các công nghệ mới và lợi thế của ngành sẽ là những yếu tố mang tính quyết định cho một nguồn vốn “khỏe”.

Hành trình tìm kiếm "dòng máu” khỏe

Nguồn vốn luôn được xem là dòng máu nuôi sống doanh nghiệp. Trong bối cảnh nhiều thách thức, doanh nghiệp cần một giải pháp thiết thực để tối ưu nguồn vốn phù hợp, tận dụng các công nghệ mới và lợi thế của ngành sẽ là những yếu tố mang tính quyết định cho một nguồn vốn “khỏe”.

Việc quản trị nguồn vốn doanh nghiệp là nghiệp vụ khó và phức tạp. Đó là cả quá trình quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Quản trị vốn bao gồm việc lên kế hoạch tài chính, phân bổ vốn, đánh giá rủi ro, giám sát tài chính và các hoạt động liên quan đến vốn. 

Sự tác động của các yếu tố vĩ mô bên ngoài đều tác động lớn đến việc quản trị nguồn vốn hiệu quả của doanh nghiệp. Theo đánh giá của BSC Research, sự gia tăng tỷ giá USD/VND vào tháng 3 vừa qua đã tạo ra nhiều tác động đáng kể như gia tăng áp lực tới lạm phát và Nhà điều hành, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại trên thị trường cũng như kỳ vọng về lạm phát và lãi suất trong tương lai. Không chỉ vậy, Doanh nghiệp có khoản vay hoặc thanh toán bằng USD sẽ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động tỷ giá.

Ở góc độ nội tại của doanh nghiệp, hệ thống công nghệ chưa cập nhật có thể cản trở tự động hóa, khả năng tích hợp và báo cáo theo thời gian thực, dẫn đến quy trình không hiệu quả, ảnh hưởng khả năng mở rộng và năng lực quản trị vốn chung của doanh nghiệp. Việc quản lý thủ công các khoản tiền ở nhiều tài khoản, nhiều đồng tiền tệ dễ dẫn đến sai sót trong việc nhập liệu, ghi chép, đối chiếu, báo cáo, làm ảnh hưởng đến việc theo dõi dòng tiền và đưa ra quyết định tài chính phù hợp của doanh nghiệp.

Tại hội thảo "Quản trị nguồn vốn - Chuyển đổi hiệu quả cho doanh nghiệp" do Techcombank tổ chức, theo Ông Phạm Hải Âu – Giám đốc Dịch vụ tư vấn Quản trị rủi ro và phát triển bền vững ESG từ PwC, quản trị nguồn vốn tập trung luôn là mối quan tâm của nhà quản trị. “Việc chuyển đổi hiệu quả và đột phá sẽ góp phần quan trọng cho quá trình hội nhập và phát triển bền vững của doanh nghiệp, tiệm cận với các tiêu chuẩn quản trị của quốc tế”.

Quản trị vốn hiệu quả giúp tăng giá trị cho cổ đông và đảm bảo sự ổn định tài chính của tổ chức trong dài hạn. Quản trị vốn cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định đầu tư, mua bán tài sản và chi tiêu cho hoạt động kinh doanh.

tm-img-alt
Hội thảo "Quản trị nguồn vốn - Chuyển đổi hiệu quả cho doanh nghiệp" do Techcombank tổ chức.

Theo các chuyên gia tài chính tại Techcombank và Deloitte, một trong những yếu tố quyết định cho việc quản trị nguồn vốn hiệu quả bắt đầu từ việc ứng dụng công nghệ mới, tăng cường tự động hóa, cải thiện việc ra quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu. Điều này sẽ giải quyết tiếp các khó khăn về vận hành, cắt giảm chi phí, hạn chế vận hành nhằm tinh gọn quản trị nguồn vốn. Việc ứng dụng các cải tiến và sáng kiến công nghệ giúp tăng cường khả năng hiển thị, quản lý rủi ro cũng như hỗ trợ chiến lược cho các công ty đặc biệt nhóm doanh nghiệp có giao dịch ngoại tệ khi đối diện với các rủi ro tỷ giá”.

Vướng ngại với chi phí đầu tư công nghệ và ma trận vận hành, rủi ro

Thực tế, công nghệ mới đương nhiên sẽ trợ lực quản trị vốn, tăng cường tự động hóa và phân tích, cải thiện việc ra quyết định và chiến lược dựa trên dữ liệu.

Mức độ sẵn sàng về công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn có khoảng cách đáng kể so với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Theo khảo sát gần đây của Deloitte, việc chuyển đổi quản trị vốn là điều cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết những phức tạp trong vận hành, tận dụng các công nghệ mới và thúc đẩy chiến lược bối cảnh đầy thách thức và cơ hội của ngành.

Bên cạnh việc doanh nghiệp phải nghiên cứu đầu tư công nghệ, ứng dụng nào là phù hợp, những chi phí đầu tư cho công nghệ cũng chưa bao giờ nhỏ. “Sự tính toán về việc đầu tư và chi phí vận hành công nghệ,  con người luôn là bài toán nan giải cho doanh nghiệp. Vẫn phải tìm cách ứng dụng công nghệ vào quản trị nguồn vốn hiệu quả và việc phải chuẩn bị nguồn chi phí đầu tư cho quá trình này giống như con gà quả trứng”, Anh Nguyên Hà, chủ một doanh nghiệp may mặc chia sẻ.

tm-img-alt

Đây là vướng ngại chung với nhiều doanh nghiệp, cả những doanh nghiệp có quy mô lớn vì bản chất khi có công cụ quản lý nguồn vốn hiệu quả, các chủ doanh nghiệp hay giám đốc tài chính sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc ra quyết định chiến lược, cải thiện quản lý rủi ro và đồng bộ với mục tiêu kinh doanh để tăng trưởng bền vững.

Sự tham gia của các ngân hàng trong lĩnh vực quản trị nguồn vốn cho doanh nghiệp góp phần tháo gỡ những nút nghẽn và tạo cơ hội, gia tăng lợi thế cho doanh nghiệp trong bối cảnh nhiều thách thức hiện nay.

Từ sự am hiểu về các đặc thù của từng lĩnh vực ngành nghề và đặc thù quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp, Techcombank đã tiên phong đưa ra giải pháp quản trị vốn C-Cash. Đây được xem là một chìa khóa vàng cho doanh nghiệp trong việc quản trị nguồn vốn hiệu quả.

“Lời giải” của Techcombank bắt đầu từ các thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải. Nhà băng này đã tiên phong hợp tác với các đối tác uy tín trong lĩnh vực công nghệ tài chính: Kyriba – đối tác cung cấp nền tảng quản trị nguồn vốn đa ngân hàng (TMS), Deloitte – đối tác đảm nhiệm triển khai và hỗ trợ kỹ thuật và PwC – đối tác cung cấp dịch vụ tư vấn nâng cao năng lực con người, quy trình chuẩn và các bộ công cụ đo lường.

Sự hợp tác chiến lược này mang đến giải pháp C-Cash, giúp doanh nghiệp Việt chuyển đổi năng lực và số hóa công tác quản trị nguồn vốn đa ngân hàng, góp phần tối ưu chi phí và hạn chế tối đa rủi ro vận hành. Thay vì việc doanh nghiệp phải đầu tư từ 1 đến 5 triệu USD trong 1-2 năm cho việc triển khai nền tảng thì với giải pháp C-Cash, chi phí chỉ khoảng 30 đến 70 nghìn đô/ năm, triển khai dễ dàng nhanh chóng trong vòng 3- 12 tuần.

Với nền tảng công nghệ đã được đầu tư dẫn dắt hệ thống số hóa, Techcombank đã tăng cường thêm các ứng dụng công nghệ từ Kyriba để tạo nên năng lực vượt trội của C-Cash: Theo dõi trạng thái dòng tiền; Dự báo dòng tiền; Quản lý hoạt động tài chính; Quản trị và giảm thiểu rủi ro.

Sự tiên phong và khác biệt về giải pháp này từ Techcombank giúp doanh nghiệp tổng hợp dữ liệu từ nhiều ngân hàng, dễ dàng theo dõi và quản lý tài khoản ở các ngân hàng khác nhau trên một nền tảng duy nhất. Đồng thời hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp nâng cao năng lực số hóa với việc tự động hóa quy trình: như thu thập dữ liệu, giảm thiểu rủi ro sai sót.  Đặc biệt, với giải pháp C-Cash các thông tin minh bạch, bảng điều khiển trực quan cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp ộ cẩm nang quản trị nguồn vốn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực về vốn cho cán bộ nhân viên với các chính sách, quy trình, cơ cấu quản trị nguồn vốn theo tiêu chuẩn cao nhất của ngành.

Với tầm nhìn “Chuyển đổi ngành tài chính, Nâng tầm giá trị sống”, Techcombank cam kết đầu tư ứng dụng công nghệ tiên phong để triển khai các nền tảng Quản lý nguồn vốn, cải thiện kiểm soát dòng tiền và tối ưu hóa các quy trình quản lý tài chính tổng thể. Ông Phan Thanh Sơn - Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng Giao dịch toàn cầu chia sẻ: “Techcombank luôn đặt ưu tiên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận kinh nghiệm, hệ thống và các đối tác hàng đầu thế giới, để triển khai nghiệp vụ quản trị nguồn vốn nhanh nhất, tiết kiệm chi phí đầu tư . Từ đó, mang lại hiệu quả và sự tự tin trong quá trình chuyển đổi số ”.

Là ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam, Techcombank luôn xác định phục vụ khách hàng doanh nghiệp theo cách riêng. Sự đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp với những giải pháp hiệu quả về tài chính toàn diện cũng chính động lực để ngân hàng không ngừng cải thiện và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng trên tinh thần đôi bên cùng có lợi, lãnh đạo Techcombank chia sẻ thêm.

Bạn đang đọc bài viết “Dòng máu” khỏe giúp doanh nghiệp tăng đề kháng với thách thức. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Lào Cai tăng cường đảm bảo công tác y tế sau lũ
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương của tỉnh Lào Cai bị lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ. Lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải... theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Phòng chống bệnh do muỗi truyền sau mưa bão
Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện cho muỗi phát triển, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức để phòng bệnh do muỗi truyền, trong đó phổ biến nhất là bệnh sốt xuất huyết.