Thứ tư, 24/04/2024 12:12 (GMT+7)

Đồng Nai: Có hay không việc UBND xã cho thuê đất công?

Bình An – Ngọc Bình -  Thứ năm, 12/05/2022 09:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dù đã bị lập biên bản, nhưng đến nay, bãi cát không phép của Công ty Cổ phần Khoáng sản Thuận Phong vẫn ngang nhiên tồn tại.

Bãi cát không phép

Cuối tháng 1/2022, UBND xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, đã phối hợp với Ban nhân dân ấp 4 tiến hành kiểm tra thực tế theo phản ánh của người dân và phát hiện tại địa điểm trên có một khối lượng khoáng sản đo được kích thước như sau: Chiều dài 60 mét, chiều rộng 20 mét, chiều cao 3 mét.

Tại đây, đại diện Công ty Cổ phần Khoáng sản Thuận Phong (trụ sở tại Tp. Thủ Đức, Tp.HCM) không xuất trình được các giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc. Sau đó, UBND xã Xuân Hòa đã lập biên bản, giao Công ty Thuận Phong chịu trách nhiệm bảo quản và giữ nguyên khối lượng cát mà tổ kiểm tra đo được trong thời gian cơ quan chức năng giải quyết vụ việc. Thế nhưng, tại buổi làm việc này, đại diện Công ty Thuận Phong không hợp tác và không ký biên bản.

Ông Đinh Xuân Mười, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc sau đó đã có báo cáo gửi UBND huyện Xuân Lộc về vụ việc.

Ngày 27/1, UBND huyện Xuân Lộc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Công an huyện làm trưởng đoàn và các thành viên: Quản lý thị trường, Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Tài nguyên Môi trường, Chi cục Thuế, UBND xã Xuân Hòa tiến hành thẩm tra xác minh, đại diện Công ty Thuận Phong không đồng ý số lượng cát tại bãi chứa 3.600 m3 như báo cáo xã Xuân Hòa gửi huyện Xuân Lộc trước đó.

Để đảm bảo tính khách quan và số lượng cát chính xác theo yêu cầu của Công ty Thuận Phong, đoàn liên ngành đã mời Trung tâm đo đạc huyện đo lại, thực tế số lượng cát tại bãi được xác định là 5.600 m3.

Được biết, điểm tập kết cát của Công ty Thuận Phong tại ấp 4, xã Xuân Hòa là điểm tập kết không phép, trước đây là bãi để xe. Tại hiện trường, chúng tôi ghi nhận phía bên ngoài không có bảng hiệu, trạm cân, hàng rào…

tm-img-alt
Xe chở cát hoạt động rất mạnh vào ban đêm.

Chính quyền địa phương nói gì?

Liên quan đến vấn đề bãi cát tập kết trái phép của Công ty Thuận Phong, nhiều người dân cho biết, phía Công ty đã được UBND xã Xuân Hòa từng ký hợp đồng cho thuê. Bãi cát này là đất công thuộc quyền quản lý của Nhà nước.

Về việc này, ông Huỳnh Ngọc Tùng – Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, cho biết: “Phía Công ty Thuận Phong không còn thuê đất ở đó nữa (ấp 4). Đất Công ty thuê không phải đất công, mà thuê của một hộ dân!”.

Vậy nhưng, ông Đinh Văn Mười – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, lại khẳng định: “Công ty Thuận Phong đã trả lại hiện trạng mặt bằng cho xã quản lý!”.

Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Linh – Phó Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc, cũng nói: “Phía Công ty đã trả lại mặt bằng cho UBND xã. Tôi sẽ cho kiểm tra lại tình hình!”.

tm-img-alt
Hiện trường bãi tập kết cát của Công ty Thuận Phong ngày 6/5/2022.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại hiện trường ngày 6/5/2022, vẫn còn rất nhiều xe tải chở cát ra vào bãi tập kết cát của Công ty Thuận Phong. Thậm chí, vào thời điểm tầm 20h hàng ngày, có rất nhiều xe chở cát BKS tỉnh Bình Thuận chở cát vào bãi tập kết.

Bà M, sống tại tổ 3, ấp 4, xã Xuân Hòa, bức xúc: “Xe chở cát hoạt động suốt ngày đêm, bụi cát bay mù mịt khiến người dân sống tại đây không thể chịu nổi. Đặc biệt vào những ngày lễ, xe hoạt động càng nhiều. Đề nghị chính quyền địa phương cần vào cuộc xử lý quyết liệt để chúng tôi yên tâm sinh sống!”.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Đồng Nai: Có hay không việc UBND xã cho thuê đất công?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.