Thứ sáu, 29/03/2024 15:57 (GMT+7)

Đồng Nai: Xiết chặt quản lý BĐS, nhiều Giám đốc xộ khám

Châu Bình -  Thứ năm, 29/04/2021 14:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều năm qua, Đồng Nai là điểm nóng về thị trường BĐS cả tốt và xấu. Khác với những Cty uy tín, nhiều cá nhân, tố chức đã lợi dụng thị trường để lừa đảo khách hàng..

Và tất cả những việc làm đó đã gây ảnh hưởng xấu đến thị trường địa ốc Đồng Nai.

 Bán đất “ma”

Thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã tăng cường giám sát, xử lý đơn thư khiếu nại của người dân liên quan đến hoạt động mua bán bất động sản; Qua đó, phát hiện nhiều sự việc lừa đảo bất động sản của người dân.

Đỗ Sơn Tùng, Giám đốc Công ty BĐS Đồng Nai lúc bị bắt giữ. Ảnh: SGGP

Điển hình, vào tháng 8/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với Đỗ Sơn Tùng (37 tuổi, quê Hà Nam). Ông Tùng là Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản nhà đất Đồng Nai (tại A3H6, khu phố 4, phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa), với ngành nghề chính là tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất.

Theo Cơ quan CSĐT, ông Tùng bị bắt để điều tra liên quan đến các đơn tố cáo của người dân cho rằng Công ty bất động sản Đồng Nai vẽ dự án "ma" lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó có dự án Nice Town với diện tích gần 10ha tại xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom.

Trước đó, nhiều người dân đã đặt tiền mua đất dự án của Công ty bất động sản Đồng Nai. Tuy nhiên sau đó, họ phát hiện dự án công ty rao bán là dự án "ma" nên đã làm đơn tố cáo gửi công an, yêu cầu ngăn chặn.

Đến cuối tháng 7, nhiều người dân đã mang băngrôn kéo đến trước trụ sở Công ty bất động sản Đồng Nai yêu cầu gặp tổng giám đốc để đòi lại tiền mua đất. Trên băngrôn có nội dung yêu cầu Công an tỉnh Đồng Nai vào cuộc xử lý Công ty Bất động sản Đồng Nai có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tương tự, cơ quan chức tỉnh Đồng Nai ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tam giam đối tượng Nguyễn Đình Chính (SN 1988, Giám đốc Công ty Rồng Đất, trụ sở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đồng thời, cũng ra thông báo tìm bị hại trong vụ lừa đảo của Công ty Bất động sản Rồng Đất xảy ra tại P.Tam Phước, TP.Biên Hoà.

Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định, từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019, Nguyễn Đình Chính với vai trò là Giám đốc Công ty Đầu tư bất động sản Rồng Đất, mặc dù không đứng tên trên 7 thửa đất tại tờ bản đồ số 2, P.Tam Phước, TP.Biên Hòa và cũng không được chủ các thửa đất này ủy quyền, nhưng đã tự ý san lấp, lập hồ sơ mặt bằng chi tiết các thửa đất trên thành 5 khu với 168 lô đất và đặt tên là dự án khu dân cư Tam Phước.

Sau khi rao bán các lô đất trên, Chính đã đứng ra ký hợp đồng với 42 khách hàng tại nhiều tỉnh, thành khác nhau và thu về hàng chục tỷ đồng.

Với giá cả hợp lý và đặc biệt được chủ đầu tư cam kết trong vòng 30 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng đặt cọc, sẽ ra văn phòng công chứng làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên rất nhiều khách hàng đã đóng tiền mua đất. Tuy nhiên, khi đã quá thời hạn cam kết nhưng vẫn chưa được ký hợp đồng công chứng chuyển nhượng, khách hàng tìm hiểu mới tá hỏa khi biết Công ty Bất động sản Rồng Đất và ông Chính không phải là chủ đất.

Kiến nghị khởi tố điều tra

Như Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đưa tin, vào năm 2018, ông Nguyễn Sỹ Đức và Trần Anh Tuấn thông qua giới thiệu có quen biết với bà Trần Thị Hải Hà (SN 1972, ngụ phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, được biết hiện tại bà Hà đang là Trưởng phòng kinh doanh của Agribank chi nhánh Đồng Nai).

Sau đó, ông Đức biết được bà Hà có thửa đất số 843, tờ bản đồ số 06, tọa lạc tại xã An Viễn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đang được phân ra từng lô nhỏ để bán. Đến ngày 12/1/2019, ông Đức ký 5 hợp đồng, ông Tuấn Anh ký 1 hợp đồng với bà Hà, để nhận chuyển nhượng 6 lô đất, diện tích mỗi lô hơn 100m2 thuộc thửa đất số 843, tờ bản đồ số 06 nằm ở xã An Viễn, huyện Trảng Bom.

Công ty Luật Big Boss Law

Tại thời điểm ký hợp đồng, thửa đất số 843, tờ bản đồ số 06 do ông Đỗ Khắc Bằng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, lúc bấy giờ bà Hà trưng ra hợp đồng đặt cọc mua thửa đất trên của ông Bằng và đã thanh toán hết tiền cho ông Bằng. Đồng thời, bà Hà cũng cho biết, đã ký hợp đồng cam kết chuyển nhượng với rất nhiều khách hàng, trong đó có ông Nguyễn Sỹ Đức và ông Trần Anh Tuấn.

Theo hợp đồng, giá trị hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Đức, Tuấn và bà Hà là gần 3 tỷ đồng và phương thức thanh toán được chia làm 2 đợt: Đợt 1, ông Đức sẽ thanh toán trước cho bà Hà số tiền hơn 800 triệu đồng, đợt 2 sẽ thanh toán phần tiền còn lại khi hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo trình bày của ông Tuấn, thì ông đã thanh toán cho bà Hà đến 95% giá trị lô đất.

Để tạo lòng tin, bà Hà cam kết với ông Đức, Tuấn và các khách hàng sẽ ra sổ trong vòng 5 tháng kể từ ngày ký hợp đồng cam kết chuyển nhượng. Thế nhưng, sau khi nhận được đợt thanh toán tiền đầu tiên và quá thời hạn, bà Hà vẫn không ra được sổ cho bất kỳ ai.

Thấy có dấu hiệu bất ổn, ông Đức, ông Tuấn đã nhiều lần yêu cầu bà Hà làm thủ tục sang tên phần đất đã chuyển nhượng, nhưng chỉ nhận được sự tránh né, thậm chí thách thức.

“Qua tìm hiểu, tại thời điểm ký hợp đồng chuyện nhượng đất cho tôi thì thửa đất số 843, tờ bản đồ số 06 không phải do bà Hà đứng tên. Đặc biệt, hiện nay phần đất tôi nhận chuyển nhượng của bà Hà thì bà Hà lại chuyển nhượng cho người khác mà không được sự đồng ý của tôi…” ông Đức bức xúc.

Tương tự, khách hàng Nguyễn Thị Ngọc Bích (SN 1981, ngụ thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương) cũng đã khởi kiện bà Hà ra TAND huyện Trảng Bom, yêu cầu bà Hà phải trả lại số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Để tìm hiểu rõ về vấn đề này, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi ngắn với Luật sư Mai Tiến Luật Giám đốc Công ty luật BIGBOSS LAW. Ông Luật cho rằng, hành vi bà Trần Thị Hải Hà ký hợp đồng chuyển nhượng các lô đất với ông Nguyễn Sỹ Đức và Trần Anh Tuấn. Thế nhưng,  sau khi nhận tiền, bà Hà lại dùng các lô đất đã ký hợp đồng với ông Trần Sỹ Đức và Trần Anh Tuấn mang đi chuyển nhượng cho người khác là có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạn tài sản, BLHS năm 2015, sủa đổi bổ sung năm 2017 quy định tại khoản 4 điều 174 tội lừa đảo chiếm đoạn tài sản từ 500 triệu đồng trở lên có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Theo Luật sư Mai Tiến Luật, để đấu tranh với loại tội phạm này thì cần phải thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa, cần phải công khai minh bạch trong lĩnh vực bất động sản, trong đó việc lập quy hoạch, công bố quy hoạch của các địa phương để định hướng kịp thời cho người dân được biết; Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý về xây dựng, đồng thời rà soát, chấn chỉnh các đơn vị, cá nhân huy động vốn trái phép. Khi phát hiện các dự án ma, dự án không có thật thì cần phải can thiệp kịp thời, xử lý nghiêm minh, tránh trường hợp các đối tượng lừa đảo lừa gạt nhiều người như các trường hợp trên mới bị xử lý.

Bạn đang đọc bài viết Đồng Nai: Xiết chặt quản lý BĐS, nhiều Giám đốc xộ khám. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.