Thứ năm, 25/04/2024 19:31 (GMT+7)

Đồng Tháp: Một vụ cưỡng chế nhiều uẩn khúc (Bài 6)

Nguyễn Hương - Đỗ Thuận -  Thứ ba, 23/02/2021 10:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bất chấp khiếu kiện, tranh chấp kéo dài, UBND tỉnh Đồng Tháp vẫn tổ chức đấu giá mảnh đất người dân đang sử dụng trong nhiều năm qua.

Tổ chức đấu giá đất đang tranh chấp

Như Môi trường và Đô thị điện tử đã phản ánh ở những bài trước, sau khi Trại thực nghiệm giống Thủy sản (thuộc Sở NN&PTNN tỉnh Đồng Tháp) chuyển đi nơi khác, thay vì trả lại đất mà đơn vị này đã trưng dụng của gia đình ông Trần Thiện Kim, UBND tỉnh Đồng Tháp lại tiếp tục giao cho Công ty Trãi Thiên sử dụng. Tuy nhiên, Công ty Trãi Thiên cũng không sử dụng mà bỏ hoang từ năm 2008. Vì vậy, gia đình ông Trần Thiện Kim tiếp tục khiếu kiện đòi đất và rào lại để sử dụng, giữ đất nhằm tránh sự xâm lấn bất hợp pháp.

Vụ việc vẫn đang trong quá trình giải quyết, bất ngờ vào ngày 18/8/2017, gia đình ông Kim nhận được thông báo của Trung tâm Phát triển quỹ nhà đất tỉnh Đồng Tháp mời đến để làm việc với nội dung: "Căn cứ Quyết định 905/QĐ-UBND-HC ngày 8/8/2017 của UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt kết quả đấu giá mảnh đất của gia đình ông". Và bên trúng đấu giá là Công ty CP Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp.

Trụ sở Công ty CP Xây lắp và VLXD Đồng Tháp.

Bình luận về vụ việc trên, LS Huỳnh Văn Nông - GĐ Công ty Luật Sông Hậu cho biết, trong tiến trình vụ việc này, phía UBND tỉnh Đồng Tháp đã liên tục vi phạm các quy định và nghị định trong việc tổ chức đấu giá tài sản, đặc biệt là chưa giải quyết xong khiếu nại, khiếu kiện và hoàn tất thỏa thuận đền bù nhưng đã mang đất đi đấu giá.

Đáng chú ý, Trung tâm Phát triển quỹ nhà đất tỉnh Đồng Tháp đã chấm chọn và dành ưu ái trúng thầu theo kiểu "tay phải bỏ qua tay trái" trong việc Công ty CP Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp trúng thầu khu đất hơn 19.000 m2 của gia đình ông Trần Thiện Kim. Bởi lẽ, đơn vị này mới chỉ được thành lập hơn một năm trước khi tham gia đấu giá và theo phản ánh, hồ sơ các DN tham gia đấu giá cũng không được công khai. Ngoài ra, Công ty CP Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp dù biết mảnh đất đang tranh chấp nhưng vẫn tham gia đấu thầu.

Khu đất 19.000 m2 của gia đình ông Trần Thiện Kim được UBND tỉnh Đồng Tháp bồi thường chưa đến 200 đồng/m2.

Đấu thầu chưa minh bạch?

Theo LS Huỳnh Văn Nông, nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất phải luôn đảm bảo việc thực hiện công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Đồng thời, việc đấu giá phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và đấu giá tài sản.

“Việc khu đất của gia đình ông Trần Thiện Kim bất ngờ bị đem đi đấu giá đã dấy lên hàng loạt câu hỏi và làm hoang mang dư luận về sự minh bạch trong công tác quản lý đất đai tại tỉnh Đồng Tháp” – LS Nông chia sẻ thêm.

Trao đổi với PV, ông Trần Thiện Kim khẳng định, gia đình ông không hề nhận được bất kỳ văn bản đấu thầu, quá trình mời thầu, chọn thầu…. Vì vậy, việc gia đình ông đang cai quản khu đất, bất ngờ nhận được thông báo có đơn vị trúng thầu và phải bàn giao đất là việc làm chưa minh bạch, công khai!

Dư luận nghi ngờ, ai được lợi từ việc đấu giá này? Ai hưởng lợi khi đấu giá thành công? Phải chăng, việc giao miếng đất đang bị khiếu nại, khiếu kiện lâu dài cho một công ty của tỉnh, cũng là hành vi nhằm bảo vệ một cách cục bộ cho việc không bồi thường đúng giá trị khu đất?

Liên quan đến vụ việc trên, PV Môi trường và Đô thị điện tử đã nhiều lần liên hệ với lãnh đạo Công ty CP Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp nhưng luôn bị né tránh, khất hẹn. Đến nay, đã gần 2 tháng nhưng chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi gì từ đơn vị này.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin./.

Bạn đang đọc bài viết Đồng Tháp: Một vụ cưỡng chế nhiều uẩn khúc (Bài 6). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.