Thứ sáu, 19/04/2024 20:55 (GMT+7)

Dự án cao tốc Bắc-Nam khó khăn nguồn nguyên liệu, bãi đổ thải

Duy Thịnh -  Thứ tư, 31/03/2021 15:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự án triển khai thi công được hơn 4 tháng, tuy nhiên nhiều đơn vị nhà thầu, chủ đầu tư vẫn đang loay hoay về vị trí bãi đổ thải trong quá trình thi công và đặc biệt nguồn vật liệu cung cấp cho dự án.

Theo tìm hiểu được biết dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đi qua địa phận tỉnh Thanh Hóa đang triển khai một số huyện như Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định…nhưng nguồn nguyên liệu đất đắp, rồi một số vị trí đổ thải đang gặp vô vàn khó khăn.

Dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đi qua địa phận tỉnh Thanh Hóa đang triển khai 

Ông Lương Văn Long, Giám đốc quản lý dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 cho biết: Cho tới thời điểm này dự án đang trong giai đoạn thi công nền (chiếm 15%), giá trị sản lượng đến hiện tại đã đạt trên 3% giá trị hợp đồng. Trong đó có nhiều hạng mục đã tăng đột biến như hạng mục hầm Thung Thi, cầu Vĩnh An (Thanh Hóa). Về tiến độ, đối với những mũi thi công chậm, phải kiểm soát tiến độ, huy động thêm máy móc, thiết bị, nhân sự để bù lại, cố gắng đảm bảo tiến độ mà nhà thầu đã cam kết. Về vật liệu thi công dự án, qua rà soát trữ lượng các mỏ vật liệu tại các địa phương hiện cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho thi công dự án, tuy nhiên công suất khai thác của các mỏ đất và cát còn thấp. “Trữ lượng vật liệu thi công ở Thanh Hóa rất lớn, chúng tôi mong muốn các mỏ tăng công suất khai thác vật liệu.

Để đảm bảo cho vật liệu thi công, Ban quản lý đã kiến nghị có biện pháp rà soát, bình ổn giá, tránh tình trạng tăng giá vật liệu bất thường, ảnh hưởng đến công trình trọng điểm Quốc gia. Theo dự kiến, tổng nhu cầu vật liệu cho dự án trong năm 2021 phải đạt 4,8 triệu m3 đất và 1,1 triệu m3 cát, nhưng theo khảo sát công suất khai thác hiện nay chỉ đạt trung bình từ 15.000 đến 40.000 m3/năm. Mặt khác, tổng công suất các mỏ đủ điều kiện khai thác đang hoạt động trên địa bàn Thanh Hóa hiện chỉ đạt khoảng 775.000 m3 đất và 660.000 m3 cát. Ngoài vấn đề vật liệu, các đơn vị thi công cũng đang gặp khó khăn về bãi thải, đổ vật liệu không thích hợp trong quá trình thi công….

Trao đổi với một số nhà thầu thực hiện dự án như Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Dịch vụ thương mại An Khang chia sẻ: Cái khó của đơn vị thi công là nguồn nguyên liệu đất đảm bảo cho việc đắp nền là rất ít, tuyến đường lại đi vào khu dân cư nên việc vận chuyển xa, rồi vận chuyển bằng xe tải nhỏ khiến tiến độ dự án chưa đạt yêu cầu. Thứ nữa là vị trí đổ thải không nhiều rất khó khăn cho việc thi công. Gần đây, có một số chủ mỏ đã thông báo tăng giá bán vật liệu cao hơn so với thời điểm lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và giá công bố của các địa phương. Từ vấn đề này, phía nhà thầu kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hóa có biện pháp rà soát, bình ổn giá, tránh tình trạng tăng giá vật liệu bất thường, ảnh hưởng đến công trình trọng điểm Quốc gia.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, đại diện lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết: Chúng tôi cũng đã nhận được nhiều phản ánh của chủ đầu tư, các nhà thầu liên quan tới các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai. Do đó ngày 29/03/2021 UBND tỉnh đã có Thông báo số 83/TB-UBND Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm về giải quyết các vướng mắc liên quan đến dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 qua địa bàn tỉnh. UBND tỉnh cũng đã có chỉ đạo sát sao để giúp nhà thầu, chủ đầu tư thực hiện tốt dự án như: Để giải quyết dứt điểm các vướng mắc cục bộ, đảm bảo hoàn thành, bàn giao toàn bộ mặt bằng cho dự án theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải và đáp ứng đủ nguồn vật liệu, vị trí bãi đổ vật liệu thừa của dự án, yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương, các Ban Quản lý dự án tiếp tục khẩn trương thực hiện các chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, trong đó tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp sau: Về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng: Yêu cầu UBND các huyện Hà Trung, Thiệu Hóa, Yên Định, Triệu Sơn, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn tiếp tục chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư của huyện và các phòng, ban tập trung nhân lực, khẩn trương thực hiện các thủ tục cần thiết, đảm bảo hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng (bao gồm cả cưỡng chế) theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 73/TB-UBND ngày 15/3/2021. Về nguồn vật liệu: Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Thăng Long, nhu cầu vật liệu (đất, cát) phục vụ thi công dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45 qua địa bàn tỉnh là rất lớn: khoảng 5,9 triệu m3 đất đắp, 1,4 triệu m3 cát, 1,9 triệu m3 đá các loại.

Thông báo số 83 TB-UBND Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm về giải quyết các vướng mắc liên quan đến dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 qua địa bàn tỉnh. 

Qua rà soát trữ lượng các mỏ vật liệu trên địa bàn cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của dự án, song công suất khai thác mỏ đất, cát còn thấp, khả năng cung cấp không đáp ứng tiến độ của dự án; mặt khác, giá vật liệu thực tế, đặc biệt là cát cao hơn nhiều so với giá cập nhật tại thời điểm lập thiết kế bản vẽ thi công và giá công bố của địa phương, ảnh hưởng lớn đến việc thi công của nhà thầu và tiến độ thực hiện dự án. Để giải quyết kịp thời vấn đề này, yêu cầu: Ban Quản lý dự án Thăng Long khẩn trương rà soát, có văn bản gửi UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/3/2021. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý dự án Thăng Long, các chủ mỏ (có mời phóng viên Đài PTTH tỉnh Thanh Hóa, Báo Giao thông) để rà soát các nội dung về: trữ lượng, công suất khai thác, giá,…; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 02/4/2021. Trường hợp các doanh nghiệp có đề xuất nâng công suất khai thác mỏ, Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương xem xét, tạo điều kiện và cắt giảm thời gian xử lý (cắt giảm khoảng 1/2 thời gian theo quy định), kịp thời tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Về giá vật liệu: Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý dự án Thăng Long (có mời phóng viên Đài PTTH tỉnh Thanh Hóa, Báo Giao thông) kiểm tra giá các loại vật liệu (đất, cát, đá) tại mỏ; căn cứ quy định của pháp luật có ý kiến tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp xử lý kiên quyết, tuyệt đối không để biến động giá như báo cáo của Ban Quản lý dự án Thăng Long và đảm bảo ổn định giá trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu trữ lượng đổ vật liệu thừa của dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45 khoảng 2,4 triệu m3. Trong quá trình lập hồ sơ thiết kế, các vị trí bãi đổ vật liệu thừa đã được thỏa thuận với địa phương đáp ứng nhu cầu phục vụ dự án (10 vị trí); tuy nhiên, đến nay một số vị trí không phù hợp, chưa được cấp phép hoặc hết trữ lượng (08 vị trí), gây khó khăn cho quá trình thi công, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Để đảm bảo tiến độ dự án và tận dụng vật liệu thừa phục vụ triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn (có cấp công trình thấp hơn hoặc sử dụng để san lấp mặt bằng,…), yêu cầu: Ban Quản lý dự án Thăng Long khẩn trương rà soát, có báo cáo gửi UBND các huyện kiểm tra xem xét. Giao UBND các huyện: Sau 01 ngày, kể từ khi nhận được báo cáo của Ban Quản lý dự án Thăng Long, tổ chức rà soát, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường). Giao Sở Tài nguyên và Môi trường sau 05 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của các địa phương (tính cả ngày nghỉ), có ý kiến tham mưu báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định….

Một số hình ảnh đang thi công tại dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đi qua địa phận tỉnh Thanh Hóa: 

Bạn đang đọc bài viết Dự án cao tốc Bắc-Nam khó khăn nguồn nguyên liệu, bãi đổ thải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...