Thứ năm, 18/04/2024 09:16 (GMT+7)

Dự án MDF Thái Nguyên: Sở TN&MT dựa trên cơ sở pháp lý nào? (Bài 2)

Nhóm PV -  Thứ bảy, 22/02/2020 08:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ việc chưa xem xét Báo cáo ĐTM dự án Dongwha Việt Nam tại KCN Sông Công II, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đối chiếu với các văn bản pháp lý trước đó về vấn đề này.

Từ văn bản Trung ương...

Từ văn bản trả lời của Sở TN&MT đối chiếu lại các văn bản pháp lý khác, cao nhất là Quyết định số 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/3/2017 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công 2, tại mục 3, điều 1 nêu rõ: Mục tiêu đầu tư: Xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp như: Cơ khí chế tạo máy, cơ khí, sản xuất, lắp giáp ô tô, sản phẩm hàng điện tử….

Quyết định 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Cũng tại Quyết định số 2599/QĐ-BTNMT của Bộ TN&MT ngày 16/8/2018 tại mục 2.2: Chỉ tiếp nhận vào Khu công nghiệp các dự án đầu tư thuộc những ngành công nghiệp có định mức sử dụng nước thấp đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện phân khu chức năng trong Khu công nghiệp như đề xuất  trong báo cáo đánh giá tác động môi trường…

Tại mục 4, điều 2 trong Quyết định cũng nêu rõ: Trong quá trình thực hiện nếu dự án có những thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, chủ dự án phải có báo cáo và chỉ được thực hiện những thay đổi sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ TN&MT.

Quyết định phê duyệt ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tại mục 1.4.1 mục tiêu của ĐTM cũng nêu rõ: Xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư trong đó ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp như: Cơ khí chế tạo máy, cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô; sản phẩm hàng điện tử…

Cả phần 1.4.2 giải thích rõ những ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư cũng không thấy nhắc tới các ngành về sản xuất MDF hay gỗ công nghiệp…

Tới văn bản của tỉnh

Qua tìm hiểu các Quyết định trước đó của UBND tỉnh Thái Nguyên như: Quyết định số 3147/QĐ-UBND ngày 13/12/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Sông Công II giai đoạn 1 trong phần V Tính chất cũng nêu rõ: Là Khu công nghiệp tập trung của tỉnh trong đó phát triển công nghiệp lắp ráp ô tô, cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến thức ăn nhanh, chế biến rau, củ, hóa dược, dụng cụ y tế, dệt may, da giầy, gốm sứ, thủy tinh, sản xuất VLXD, công nghiệp sạch ít gây ô nhiễm.

Dự án đang được triển khai xây dựng.

Tại Quyết định số 2996/QĐ-UBND tỉnh Thái Ngyên ngày 31/12/2013 Khu công nghiệp Sông Công giai đoạn 2 trong phần V Tính chất cũng nêu rõ: Là khu công nghiệp tập trung của tỉnh trong đó phát triển công nghiệp công nghệ cao, lắp giáp linh kiện điện tử, công nghiệp sạch ít gây ô nhiễm.

Và trong Quyết định số 1018/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 25/4/2017 (tức là sau Quyết định số 353 của Thủ tướng Chính phủ) về việc phê duyệt dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II tại mục 5, điều 1 nêu rõ: Xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư phát triển các ngành nghề công nghiệp như: Cơ khí chế tạo máy, cơ khí, sản xuất lắp giáp ô tô; sản xuất hàng điện tử…

Báo cáo ĐTM của BQL các Khu công nghiệp tỉnh đã được Bộ TM&MT phê duyệt.

Phải chăng đây chính là lý do mà Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã gửi công văn cho Công ty TNHH Dongwha Việt Nam về việc chưa xem xét hồ sơ đánh giá tác động môi trường của dự án?

Trước đó, Nhóm PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã nhận được quan điểm của Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên về việc về việc dự án Nhà máy dệt may sơ mi cao cấp tại Khu công nghiệp Sông Công II xả thải cùng hệ thống xả thải của Khu công nghiệp tại ngòi Thác Lâm phía thượng nguồn của nhà máy nước sạch Sông Công: Quan điểm của công ty chúng tôi là việc thẩm định hồ sơ cấp phép xả thải phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật của Nhà nước không để ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong khu vực.

Nhà máy nước sạch Sông Công với công xuất 30.000m3/ngày đêm hiện đang cấp nước sạch cho khoảng trên 10 nghìn khách hàng khu vực thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên, Điềm Thụy, Phú Bình

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Dự án MDF Thái Nguyên: Sở TN&MT dựa trên cơ sở pháp lý nào? (Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý nước thải tại phần lớn các CCN còn nhiều tồn tại; công tác phối hợp quản lý các CCN ở một số địa phương còn nhiều yếu kém.
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Theo quy hoạch, đến năm 2030, cả nước sẽ có từ 40-50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới.

Tin mới

Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3
Tối 17-4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024.