Thứ năm, 28/03/2024 19:51 (GMT+7)

Dự án thí điểm trên sông Tô Lịch: Mùi hôi thối đã giảm 200 lần

Nguyệt Hằng -  Thứ năm, 31/10/2019 08:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo kết quả phân tích của Viện CN Môi trường, TT Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Quốc gia thì chất lượng nước của khu thí điểm trên sông Tô Lịch đạt 36/36 chỉ tiêu QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

Trước đó, sáng ngày 16/9, sau 3 tháng lắp đặt thí điểm công nghệ Nano - Bioreactor trên sông Tô Lịch và một góc hồ Tây, Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) cùng các đơn vị môi trường của Việt Nam đã lấy mẫu nước ở 2 khu vực để phân tích, đánh giá.

Theo kết quả phân tích của Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam), Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Quốc gia (Bộ TN&MT) thì chất lượng nước của khu thả cá Koi trên sông Tô Lịch và hồ Tây đạt 36/36 chỉ tiêu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08.

Nhờ công nghệ Nhật Bản, mùi hôi thối ở sông Tô Lịch đã giảm 200 lần, còn ở hồ Tây giảm 30 lần.

Hình ảnh thực tế khi đo độ dày lớp bùn tầng đáy khu vực quây tôn (bên trái) và trực tiếp trong lòng sông (bên phải).

Theo kết quả phân tích lấy mẫu đánh giá tại khu vực chứng minh xử lý trong 24 giờ nước thải chảy vào khu xử lý trên sông Tô Lịch, chất lượng nước sau xử lý có 36/36 chỉ tiêu đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

Trong đó hầu hết các chỉ số đạt tới cột A1 (quy định chất lượng nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt), một vài chỉ số đạt các cột A2, B1, B2. Chất lượng nước, trầm tích đều được cải thiện rõ rệt.

Cụ thể, Nồng độ pH=7,0 ổn định đạt trong khoảng cho phép, chỉ tiêu DO (hàm lượng oxy hòa tan còn dư lại) sau khi đã cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hấp thụ và lượng oxy tiêu hao trong quá trình phân hủy bùn hữu cơ vẫn đạt từ 4,69mg/l, xấp xỉ cột A2 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT), là điều kiện rất tốt cho cá, thủy sinh phát triển tốt.

Theo kết quả lấy mẫu ngày 16/09/2019, so sánh với kết quả phân tích tại thời điểm trước khi tiến hành xử lý thí điểm ngày 14/5/2019 các thông số ô nhiễm đều giảm mạnh và đạt giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Biểu đồ thể hiện sự biến đổi một số chỉ tiêu chất lượng nước trước và sau xử lý tại khu vực thí điểm sông Tô Lịch.

Chỉ số Vi khuẩn Coliform giảm từ 55 x 107 MPN/100ml xuống 9 MPN/100ml tức giảm hơn 61 triệu lần, đạt cột A1 quy định ≤2500 MPN/100ml.

Chỉ số E.coli giảm từ 3300 MPN/100ml xuống 3 MPN/100ml tức giảm 1100 lần, đạt cột A1 quy định ≤20 MPN/100ml.

Độ trong đạt 36 cm cao cấp 3,6 lần độ trong đo được bên ngoài khu thí điểm là 10 cm

Về kết quả phân tích trầm tích: có 15/18 chỉ tiêu đạt QCVN 43:2017/BTNMT 

Kết quả phân tích chất lượng trầm tích hầu hết các chỉ số đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn. Riêng chỉ có 3 chỉ số Asenic (As), Zinc (Zn), tổng Crom trong mẫu trầm tích có hàm lượng vượt quá so với Quy chuẩn ngay từ trước thí điểm.

Sau quá trình thí điểm hàm lượng các chỉ tiêu này trong mẫu trầm tích phân tích không có sự thay đổi nhiều. Do vậy có thể thấy quá trình thí điểm không tác động xấu đến các chỉ số này. Nguyên nhân sự có mặt các chất ô nhiễm trong trầm tích có thể do nội tại từ quá trình lâu dài tiếp nhận nước thải từ hàng chục năm dẫn đến lưu cữu ô nhiễm trong lớp bùn đáy.

Các chuyên gia Nhật Bản cũng cho rằng, việc áp dụng công nghệ Nano-Bioreactor không có bất cứ tác động làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng trầm tích của khu vực thí điểm.

Nước khu xử lý thả cá Koi tại hồ Tây: Vi sinh vật có lợi Bacillus tăng 738 lần, tổng vi sinh vật hiếu khí tăng 47 lần.

Bùn ở sông Tô Lịch giảm nhiều nhất 76,3cm (từ 91,3cm còn 15cm); tại hồ Tây giảm nhiều nhất về 0cm.

Tính đến thời điểm hiện tại, các loại cá thả tại khu vực thí điểm sống và sinh trưởng tốt trong môi trường nước sau khi được xử lý.

Bạn đang đọc bài viết Dự án thí điểm trên sông Tô Lịch: Mùi hôi thối đã giảm 200 lần. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.