Thứ sáu, 29/03/2024 14:03 (GMT+7)

Dự báo tình hình mưa bão từ nay đến cuối năm 2018

MTĐT -  Thứ năm, 19/07/2018 18:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn, số lượng bão và ATNĐ trên khu vực Biển Đông có khả năng tương đương so với trung bình nhiều năm, trong đó 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền.

Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ quý II của Bộ Tài nguyên và Môi trường,  ông Lê Thanh Hải (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn) nhận định về thời tiết và khí tượng thủy văn năm 2018.

Theo đó,  năm 2018 tiếp tục là một năm thiên tai diễn biến phức tạp. 

Bão và ATNĐ: Dự báo số lượng bão và ATNĐ trên khu vực Biển Đông có khả năng tương đương so với trung bình nhiều năm (TBNN), tổng cộng cả năm khoảng 12-13 cơn và 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền đến đất liền nước ta, ít hơn so với TBNN (5-6 cơn).

Xu thế chung là bão/ATNĐ hoạt động nhiều nhưng yếu ở Bắc Biển Đông vào đầu mùa, ít nhưng mạnh vào nửa cuối mùa. Không nhiều như năm 2016 và 2017 cả về số lượng và cường độ.

 Tổng cộng cả năm 2018 có khoảng 12-13 cơn bão.

Nhiệt độ, nắngnóng: Nền nhiệt độ trong 6 tháng cuối năm trên toàn quốc phổ biến ở mức TBNN, riêng các tỉnh miền Bắc có xu hướng cao hơn so với TBNN vào tháng 11-12/2018. Khả năng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sẽ có mùa đông ấm. Nắng nóng diện rộng ở Bắc Bộ và Trung Bộ vẫn còn có khả năng xuất hiện trong nửa cuối tháng 7 đến tháng 8, nhưng không gay gắt và không kéo dài.

Các đợt mưa lớn ở Bắc Bộ tập trung trong các tháng 7-8/2018. Thời điểm kết thúc mùa mưa có khả năng sớm hơn TBNN. Từ tháng 9 đến cuối năm 2018 lượng mưa ở mức thấp hơn TBNN. Các đợt mưa lớn, trái mùa vẫn có thể xuất hiện ở Bắc Bộ.

Đỉnh lũ: lớn nhất năm ở các sông thượng lưu hệ thống sông Hồng có khả năng ở mức BĐ2- BĐ3, thấp hơn năm 2017; trên sông Thái Bình ở mức BĐ1- BĐ2, cao hơn năm 2017. Trên các sông suối nhỏ, đỉnh lũ có khả năng vượt mức BĐ3. Mực nước đỉnh lũ năm hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội thấp hơn BĐ1; hạ lưu sông Thái Bình ở mức BĐ1.

 Mưa lũ xảy ra gây ngập nhiều nơi.

Ở Trung Bộ có tổng lượng mưa ở mức TBNN đến tháng 9/2018, sau đó có xu thế giảm hơn so với TBNN từ tháng 10-12/2018. Cao điểm mùa lũ ở Trung Bộ sẽ có lượng mưa ở mức thấp hơn so với 2016, 2017.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có tổng lượng mưa tháng 7-9/2018 cao hơn TBNN cùng thời kỳ. Từ tháng 10-12/2018 ở mức thấp hơn TBNN. Thời điểm kết thúc mùa mưa có khả năng sớm hơn so với TBNN.

Mùa lũ trên các sông ở Trung Bộ, Tây Nguyên phù hợp quy luật hàng năm. Đỉnh lũ năm 2018, ở đầu nguồn sông Cửu Long ở mức BĐ2 và trên BĐ2, thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào khoảng nửa đầu tháng 10/2018.

Những tháng cuối năm 2018, các vùng biển phía Bắc thường có sóng lớn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tại các tỉnh, thành phố ven biển miền Đông Nam Bộ, trong tháng 12/2018 xuất hiện ngập lụt trong khu vực đô thị do ảnh hưởng của triều cường kết hợp với nước dâng do gió mùa Đông Bắc. 

Cảnh báo sớm là một yếu tố chính trong giảm nguy cơ thiên tai.

 Với nhận định xu thế thiên tai năm 2018 nêu trên, trọng tâm trong công tác dự báo phục vụ của Tổng cục Khí tượng Thủy văn trong năm 2018 là dự báo, cảnh báo sớm xuất hiện của bão, ATNĐ, mưa lũ, sạt lở đất, ngập lụt,... Trong đó chú trọng việc dự báo thời tiết điểm, mưa lớn định lượng và chi tiết hóa các cấp độ rủi ro thiên tai phục vụ công tác phòng chống. 

Đặc điểm nổi bật trong công tác dự báo, cảnh báo năm 2018 là việc cảnh báo sớm. Nâng thời hạn dự báo, cảnh báo sớm bão đến 5 ngày, ATNĐ đến 3 ngày và cảnh báo mưa lớn, lũ lớn trước 1-2 ngày.

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới - WMO, thực tế cảnh báo sớm là một yếu tố chính trong giảm nguy cơ thiên tai. Nó có thể ngăn ngừa thiệt hại về mạng sống và làm giảm tác động kinh tế và vật chất của thiên tai. Trong đó chú trọng về việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đa thiên tai.  

Theo Bộ TN&MT. 

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Dự báo tình hình mưa bão từ nay đến cuối năm 2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới