Thứ sáu, 29/03/2024 20:54 (GMT+7)

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Bản hùng ca bất tử

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ hai, 25/10/2021 09:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Năm tháng qua đi, những chiến công và sự hy sinh cao cả của lực lượng mở đường Hồ Chí Minh trên biển mãi mãi là bàn hùng ca bất tử trong lòng dân tộc…

Đường Hồ Chí Minh trên biển là một trong 5 con đường chiến lược, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Năm tháng qua đi, những chiến công và sự hy sinh cao cả của lực lượng mở đường Hồ Chí Minh trên biển mãi mãi là bàn hùng ca bất tử trong lòng dân tộc…

Tháng 7-1959, Tiểu đoàn 603 có tên gọi Tập đoàn đánh cá Sông Gianh được thành lập (thuộc Đoàn 559), có nhiệm vụ nghiên cứu phương thức vận chuyển vũ khí bằng đường biển chi viện chiến trường miền Nam. Cuối năm 1959, Tiểu đoàn 603 tổ chức chuyến thuyền vượt biển đầu tiên vào Khu 5 nhưng không thành công. Từ giữa năm 1961, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh và Bà Rịa đã cử 5 thuyền gỗ ra miền Bắc, trực tiếp vận chuyển vũ khí, dẫn đường cho các tàu tiếp tế vào Nam. Ngày 23/10/1961, Bộ Tổng Tư lệnh ra quyết định thành lập Đoàn 759 vận tải thủy - Đoàn tàu “không số”, đơn vị tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân ngày nay. Trung tuần tháng 8/1962, Quân ủỵ Trung ương thông qua Nghị quyết “Mở đường vận chuyn chiến lược trên biển” rồi đưa 4 tàu gỗ vào hoạt động.

Sau chuyến đưa 30 tấn vũ khí cập bến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn, Đoàn 759 đã nhân rộng phương thức, chỉ trong hai tháng đã vận chuyển được 111 tấn vũ khí cho Khu 9. Ngày 17/3/1963, việc đưa tàu vỏ sắt vào vận chuyển chính thức được thực hiện. Ngày 29/1/1964, Bộ Quốc phòng quyết định đổi phiên hiệu Đoàn 759 thành Đoàn 125. Năm 1964, Đoàn đã tổ chức 79 chuyến vận chuyển hơn 4.000 tấn vũ khí, trang bị và hàng trăm lượt cán bộ cập bến ở Khu 9, cực Nam Trung Bộ và Khu 7, Phú Yên, Bình Định; góp phần cho chiến thắng Ấp Bắc, Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là, Vạn Tường, Ba Gia, Bình Giã...

Giai đoạn 1965/1972 là thời điểm chuyển sang phương thức  vận chuyển mới để vượt qua kiểm tỏa gắt gao của địch. Sau sự kiện tàu C143 bị lộ ở Vũng Rô tháng 2/1965, Mỹ, ngụy tiến hành chiến dịch phong tỏa vùng biển Việt Nam. Hải quân Mỹ đưa 40% lực lượng Hạm đội 7 ngăn chặn từ ngoài khơi trong khi hải quân chính quyền Sài Gòn thành lập đội đặc nhiệm để ngăn chặn ven bờ. Trước thủ đoạn này, Đoàn tàu “không số” đã tổ chức vận chuyển vòng tránh, đi ra đường biển quồc tế xa hơn, dài ngày hơn rối bất ngờ đột nhập vào bến. Hoặc là tổ chức các đội thuyền gỗ từ bờ đi ra ngoài khơi và lấy hàng ngaỵ trên biển để đột nhập vào các bến. Kết thúc giai đoạn vận chuyển cực kỳ ác liệt này, đến tháng 3/1968, Đoàn 125 đa tổ chức 37 chuyến, trong đó có 17 chuyến thành công, chở 310 tấn vũ khí cho chiến trường.

Bước sang giai đoạn 1973-1975, là thời điểm mà phương thức vận tải đường biển linh hoạt, vừa bí mật vừa công khai, như tận dụng thời gian đình chiến để mở các chiến dịch vận chuyển nhanh, hiệu quả kết hợp với vận chuyển như phương thức ban đầu. Cuối năm 1974, tinh hình chiến trường miền Nam chuyển biến mau lẹ, có lợi cho ta, Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho Đoàn 125 vận chuyên vũ khí và bộ đội vào sâu hơn nữa, sát hơn nữa nơi ta mở chiến dịch. Đoàn 125 đã huy động toàn bộ lực lượng thực hiện đợt vận chuyển binh lực đột kích chủ yếu vào chiến trường (mật danh T5) và vận chuyển phục vụ Chiến dịch Hồ Chí Minh với tinh thần “Thần tốc, táo bạo chở người và vũ khí vào mặt trận”.

Trong tháng 3 và 4/1975, Đoàn 125 đã vận chuyển 17.473 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị chủ lực vào chiến trường; 40 xe tăng và 7.886 tấn vũ khí, nhiên liệu… góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tháng 4/1975, Đoàn 125 nhanh chóng thành lập một biên đội gồm 3 tàu chở bộ đội ra giải phóng các đảo trên quần đảo Trường Sa rồi tham gia giải phóng một số đảo ở miền Trung và vùng biển Tây Nam.

Sau năm 1975 đến nay, là giai đoạn mà phương thức vận chuyên có sự đan xen, vừa thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng biển, đảo Tổ quốc, vừa vận chuyển bảo đảm phục vụ chi viện quần đảo Trường Sa, tham gia phát triển kinh tế và có thời điểm vận chuyển chi viện chiến trường, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng. Hiện nay, các tàu của Lữ đoàn 125 không chỉ vận chuyển nhu yếu phẩm, người mà còn phối hợp với các đơn vị trong và ngoài quân đội vận chuyển các phương tiện, vũ khí, khí tài hạng nặng, hiện đại, đáp ứng các tình huống chiến đấu trên biển.

Từ khi ra đời, dù có nhiều khó khăn, thiếu thốn về phương tiện, con người, trình độ nhân lực và chịu sự phong tỏa gắt gao của Mỹ, ngụy hoặc những năm tháng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc gian khổ, ác liệt sau giải phóng miền Nam, nhưng Lữ đoàn 125 đã linh hoạt tìm ra phương thức vận chuyển chi viện chiến trường phù hợp, góp phần làm nên chiến thắng và bảo vệ vững chắc biển, đảo Tổ quốc. Quá trình phát triển, trưởng thành 60 năm qua, Lữ đoàn 125 đã tô thắm truyền thống trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa và nhân dân; nêu cao ý chí quật cường, dũng cảm; khát vọng độc lập, tự do và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng; sẵn sàng xả thân chiến đấu hy sinh để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

tm-img-alt
Đường Hồ Chí Minh trên biển mãi là niềm tự hào của quân đội và nhân dân Việt Nam. Nguồn: VTV

Tại thành phố Hải Phòng, ngày 22-10, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và thành phố Hải Phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021).

Đại tướng Phan Văn Giang, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương; ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chào mừng, Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng, Đại tướng Lương Cường chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Diễn văn khai mạc do Thượng tướng Lê Huy Vịnh, ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Qưôc phòng khẳng định, sự ra đời cửa Đoàn 759 cùng với việc khai thông tuyến chi viện chiến lược Bắc - Nam trên biển là sự kiện đánh dấu mốc mở đường vận chuyển chiến lược trên biển chi viện cho miền Nam, mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; đồng thời là Ngày truyền thống của Đoàn 759, sau này là Đoàn 125 và Lữ đoàn 125 Hải quân Anh hùng ngày nay.

Từ khi ra đời và trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đường Hồ Chí Minh trên biển đã tạo nên một phương thức vận chuyển mới hết sức quan trọng, trực tiếp bảo đảm chi viện cho các chiến trường miền Nam... Đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh trên biển đã tạo thành hai tuyến vận tải chiến lược, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miên Nam, thống nhất đất nước... Đường Hồ Chí Minh trên biển mãi là niềm tự hào của quân đội và nhân dân Việt Nam, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của trí thông minh lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, quyết tâm giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước của dân tộc; là một quyết sách đúng đắn, sáng tạo độc đáo, thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược, tài thao lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng.

Thượng tướng Lê Huy Vịnh nhấn mạnh, trong giai đoạn hiện nay, để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao, các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển, đảo, nòng cốt là Hải quân nhân dân Việt Nam cần tập trung nghiên cứu, quán triệt, học tập, tuyên truyền, triển khai thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo; phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ...

Phát biểu tại buổi lễ, đại diện Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển; đại diện thế hệ trẻ quân đội khẳng định sẽ sống, làm việc để xứng đáng với danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” và truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam, với những chiến công của “Đoàn tàu không số” năm xưa...

Sáng cùng ngày, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử Bến K15 (quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng), ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, thành phố Hải Phòng và các cựu chiến binh của Đoàn tàu không số tham dự buổi lễ.

Cùng ngày, Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Lữ đoàn 125 (Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức lễ tổng kết đợt hoạt động kỷ niệm “60 năm - Huyền thoại đưng Hồ Chí Minh trên biển

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên Giám đốc Sở KH-CNMT Hà Nội

Tài liệu tham khảo:                          

  1. 1.Mạnh Thắng “Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh (23/10/1961 -23/10/2021) Bản hùng ca bất tử”.
  2. 2. Nguyên Lê TTXVN“Đường Hồ Chí Minh trên biển mãi là niềm tự hào của quân đội và nhân dân Việt Nam” Báo HNM 23/10/2021.
Bạn đang đọc bài viết Đường Hồ Chí Minh trên biển: Bản hùng ca bất tử. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới