Thứ tư, 24/04/2024 12:01 (GMT+7)

Đường hoa Nguyễn Huệ - Nét văn hóa đặc biệt của TP.HCM

Ngã Du Tử -  Thứ hai, 01/02/2021 08:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tết Quý Mùi (2003) là cái Tết cuối cùng của chợ Hoa Xuân Nguyễn Huệ. Bắt đầu từ Tết Giáp Thân (2004), chợ hoa Nguyễn Huệ chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân.

Như vậy, đã mười bảy năm trôi qua đường hoa Nguyễn Huệ như “tác phẩm đường phố đặc biệt” mà cư dân Sài Gòn, cũng như những người làm việc hay mưu sinh tại thành phố nhộn nhịp bậc nhất nầy, cứ mỗi dịp xuân về cũng mong có đường hoa để người đến thưởng ngoạn chụp vài bức ảnh lưu niệm trước khi về quê ăn tết đoàn viên với gia đình ở quê nhà.

Mỗi năm, đường hoa Nguyễn Huệ bắt đầu đón khách từ chiều 27 tháng Chạp đến mùng 4 Tết là kết thúc, sau đó trả lại sự thông thoáng cho phố phường trong kỳ nghỉ dài đầu năm mới.

Bắt đầu từ trụ sở UBNDTPHCM đến giáp đường Bạch Đằng, đường hoa Nguyễn Huệ  dài vỏn vẹn 670m, rộng 64m, có 2 chiều cho xe cộ mỗi đường 10.5 m, lề đường 6m. Đường chính để đi bộ là 31m, được lát bằng đá hoa cương.

Trên con đường đẹp đẽ này, điểm nhấn chính là ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi, nơi công trình nhạc nước phối hợp với ánh sáng hiện đại, phong phú và lạ mắt thu hút nhiều nhất khách tham quan thưởng ngoạn. Đó là một hồ tròn, chính giữa là một hoa sen hồng , bên ngoài theo cung tròn hồ, có vòi phun nước tầm thấp cố định, lồng với nhạc nước mỗi khi nhạc nước trỗi lên các cột nước sẽ phun khác nhau về độ cao, màu sắc và vòi phun

Đường hoa Nguyễn Huệ mỗi năm mỗi khác. Tết người Việt được tính theo thập nhị chi – mười hai con giáp, nên đội ngũ thiết kế cũng lấy chủ đề phù hợp cho từng con linh vật ấy. Ngoài ra, các kỹ sư thiết kế cũng hướng đến chủ đề mà thành phố đề ra hàng năm: Sắp đặt và kết hợp truyền thống và hiện đại như mâm ngũ quả, bánh tét, bánh chưng, quả dưa hấu… và đặc biệt nhất là con vật linh vật lên ngôi trong năm.

Năm nay, năm Tân Sửu (2021) là con trâu lên ngôi, thiết kế làm sao phải nói được tính chất của trâu “ Con trâu là đầu cơ nghiệp” bởi đất nước ta đa số là làm nông, mục đích là làm cho người thưởng ngoạn mãn nhãn, toại nguyện. Đây là nét văn hóa không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến.

Ngoài ra còn có cả những điểm nhấn tạo dấu ấn riêng cho cả đường hoa, cũng như các điểm tụ điểm ca nhạc để phục vụ cho ba ngày Tết cổ truyền. Một trong các sân khấu lớn nhất trên đường hoa Nguyễn Huệ là nơi đón tiếp lãnh đạo UBNDTPHCM và Q1 cùng các ban ngành đến cắt băng khánh thành và khách mời đến dự lễ khai trương, mỗi khi hoàn tất công trình đường hoa Nguyễn Huệ. 

Thường niên bắt đầu khai trương chiều 27 tháng chạp.

Sau khi lãnh đạo phát biểu những vấn đề chính của thành phố những gì làm được, những hạn chế năm mới sẽ khắc phục, không quên lời chúc tết toàn cư dân TPHCM và cắt băng khánh thành. Lúc ấy, người thưởng ngoạn mới tự do thưởng lãm và chụp ảnh lưu niệm trong không khí rộn ràng, hân hoan bởi sau đó có cả chương trình mừng xuân khá công phu của các nghệ sĩ chuyên nghiệp được dàn dựng chu đáo.

Đặc biệt, những khách ngoại quốc họ rất thích cách trang trí trên đường phố đầy thân thiện, yêu mến của người Sài Gòn chân thành và hiếu khách.

Nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh đến đường hoa đặc biệt nầy không thể nào không bấm máy được và nếu các bạn có dịp được chứng kiến một lần chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó phai trong đời.

Đến hẹn lại lên, mỗi năm khi Tết đến, xuân về ai là cư dân thành phố cũng thích có đường hoa Nguyễn Huệ như nét đặc trưng văn hóa của TPHCM, là điểm du xuân yêu mến của mỗi cư dân, nhất là giới trẻ.

Bạn đang đọc bài viết Đường hoa Nguyễn Huệ - Nét văn hóa đặc biệt của TP.HCM. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.