Thứ sáu, 26/04/2024 03:20 (GMT+7)

Đường nghìn tỷ với nhiều “hố tử thần” và nỗi lo ô nhiễm môi trường

Lam Vy -  Thứ sáu, 11/09/2020 09:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Qua quan sát của PV, con đường dài gần 2 km nhưng có tới 13 chiếc “cống tử thần” sâu khoảng 1m, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Đường Sa Đôi là tuyến đường dài 2km được cải tạo, mở rộng từ Đại lộ Thăng Long đến đường 70, đoạn qua vị trí cầu Đôi (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Là tuyến đường được cải tạo và thông xe từ đầu năm 2020 nhưng khi thông xe chưa được bao lâu thì tuyến đường này đã không được xanh - sạch như mong đợi.

Theo ghi nhận của PV Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, tình trạng một số cây xanh bên đường mới được trồng đã bị héo khô, tróc hết vỏ. Các hố trồng cây bỗng dưng trở thành điểm tập kết rác thải sinh hoạt, vỉa hè thành những bãi rác tự phát. Một số nắp cống thoát nước đã “biến mất” gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, khiến người dân vô cùng bức xúc.

Các hố trồng cây bỗng dưng trở thành điểm tập kết rác thải sinh hoạt, vỉa hè thành những bãi rác tự phát.

Một số cây xanh bên đường mới được trồng đã bị héo khô, tróc hết vỏ.

Trước đó, vào hồi tháng 2/2020 dọc hai bên con đường Sa Đôi được trồng hàng loạt cây xanh, chủ yếu là cây sấu. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn sau đó, cây có hiện tượng tróc vỏ, cây héo khô, không ra mầm lá, sau đó được chặt hạ.

Nhưng thay vì những gốc cây được trồng lại, các hố cây lại biến thành bãi tập kết rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Phế thải xây dựng được tập kết, một số rác thải khó thu gom cũng bị đem ra đốt, đó là thực trạng đang diễn ra tại con đường Sa Đôi.

Phế thải xây dựng được tập kết, một số rác thải khó thu gom cũng bị đem ra đốt.

Qua quan sát của PV, con đường dài gần 2 km nhưng có tới 13 chiếc “cống tử thần” sâu khoảng 1m, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Những chiếc hố đã trở thành nỗi ám ảnh của người tham gia giao thông qua con đường này.

Ông Trung (Đại Mỗ - Nam Từ Liêm) cho biết: “Hàng cây chết cũng lâu rồi, từ khi hàng cây chế‌t, họ dỡ bỏ các hố đất cũng không được lấp gọn mà để đất nham nhở trên vỉa hè, nhiều người đem rác thải sinh hoạt đến để ở các hố cây, trời mưa các hố đất ngập úng cùng với rác thải, mất vệ sinh, nhiều chỗ họ còn đem ra đốt rác nữa. Còn nói thật, mấy hố kia như bẫy người đi đường vậy, sẩm tối không để ý là rơi xuống ngay”.

Con đường dài gần 2 km nhưng có tới 13 chiếc “cống tử thần” sâu khoảng 1m, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Một người dân sống gần đây cho biết thêm: "Rác thải ở đây thu gom buồn cười lắm, cái gì đốt được là họ đem ra đốt luôn, khói khét lẹt, mùi khó chịu. Hố cây thì thành hố rác, cứ tiện là họ vứt ra, vô ý thức lắm"

Được biết “Dự án nâng cấp mở rộng đường Sa Đôi” do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, hai nhà thầu trực tiếp thi công là: Công ty CP Đầu tư CIC và Công ty CP Đầu tư & xây dựng Hải Ánh.

Một số hình ảnh mà PV Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã ghi nhận được:

Bạn đang đọc bài viết Đường nghìn tỷ với nhiều “hố tử thần” và nỗi lo ô nhiễm môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.