Thứ năm, 28/03/2024 17:44 (GMT+7)

Đường phố vắng xe, Hà Nội vẫn ô nhiễm không khí

MTĐT -  Thứ hai, 16/03/2020 09:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chất lượng không khí tại Hà Nội trong tuần qua có xu hướng xấu hơn tuần trước đó.

Chiều 15/3, Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) cho biết, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đo được tại 11 trạm quan trắc trên địa bàn TP đa phần ở mức kém, trên dưới 140.

So với ngày 14/3, chất lượng không khí tại Thủ đô trong ngày 15/3 có chiều hướng xấu đi, chỉ số AQI tăng. Các khu vực đa phần ở mức kém, nơi đo được AQI cao nhất là Hàng Đậu - 135, Phạm Văn Đồng - 131, Minh Khai - 128, Thành Công, Trung Yên 3, Hoàn Kiếm, Mỹ Đình chỉ số AQI dao động từ 108 đến 122.

Các khu vực còn lại ở mức trung bình như Tân Mai, Tây Mỗ, Kim Liên, Đại sứ quán Pháp.

Tính chung cả tuần qua, chất lượng không khí tại Hà Nội có xu hướng xấu hơn so với tuần trước đó.

Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) tại các trạm quan trắc không khí nền đô thị như Trung Yên 3, Kim Liên, Tân Mai, Mỹ Đình và Tây Mỗ, trong tuần qua CLKK tăng rõ rệt ở tất cả các trạm.

Cụ thể, trạm Trung Yên có 1 ngày CLKK đạt mức trung bình chiếm 14.3%, 4 ngày đạt mức kém chiếm 57.2%; còn lại 2 ngày ở mức xấu chiếm 28.6%. 2 trạm Tân Mai và Tây Mỗ đều giống nhau có 3 ngày CLKK ở mức trung bình chiếm 42.9%, còn lại ở mức kém. Trạm Kim Liên có 4 ngày CLKK ở mức trung bình chiếm 57.1%, còn lại ở mức xấu. Trạm Mỹ Đình có 2 ngày CLKK ở mức trung bình chiếm 28.6%, còn lại ở mức xấu.

Tại 2 điểm quan trắc chất lượng không khí giao thông tại UBND phường Minh Khai và Phạm Văn Đồng, là 2 khu vực chịu nhiều tác động từ các phương tiện giao thông. CLKK tại hai trạm trong tuần này có xu hướng tăng mạnh giống nhau so với tuần trước.

Cụ thể, trong tuần qua cả 2 trạm đều có 4 ngày CLKK ở mức kém chiếm 57.1%, còn lại ở mức xấu. Chỉ số chất lượng không khí cao nhất tại 2 trạm Minh Khai và Phạm Văn Đồng trong tuần lần lượt là 162 và 158.

Thời tiết chính là nguyên nhân chính khiến chất lượng không khí Hà Nội xấu đi trong tuần qua. Theo đó, hình thái thời tiết tuần qua chủ yếu là sương mù dày đặc, trời ít gió, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch cao khiến cho CLKK bị xấu đi nghiêm trọng do khói bụi và các chất gây ô nhiễm sinh ra từ các hoạt động giao thông, xây dựng, đốt rác...

Tuy nhiên, đáng chú ý, sau khi ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19 tại Hà Nội, người dân hạn chế ra đường, lượng phương tiện tham gia giao thông đã giảm đáng kể, nhất là vào ngày cuối tuần, nhưng chất lượng không khí vẫn không được cải thiện.

Từng phân tích về vấn đề này, TS Hoàng Dương Tùng, chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho rằng trong bối cảnh học sinh đang nghỉ học, đường phố không ùn tắc nhưng kết quả quan trắc như vậy thực sự là vấn đề lo ngại, chứng tỏ vẫn có những nguồn gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất.

Theo ông, các nguồn ô nhiễm (có thể từ hoạt động sản xuất tại các làng nghề, từ đốt rác bị tích tụ do ảnh hưởng của khí hậu bất lợi...) không khuếch tán được lên các tầng không khí cao, khiến chỉ số ô nhiễm gia tăng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Đường phố vắng xe, Hà Nội vẫn ô nhiễm không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.