Thứ năm, 25/04/2024 17:15 (GMT+7)

Gần 10.000 tỷ đồng được đầu tư vào các Cụm công nghiệp ở Thanh Hoá

MTĐT -  Thứ hai, 08/08/2022 14:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập được 38 cụm công nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 9.875 tỷ đồng.

Cụ thể, có 5 cụm công nghiêp cơ bản hoàn thành đầu tư hạ tầng, đủ điều kiện cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất; 5 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng; 7 cụm công nghiệp đang thực hiện các thủ tục đầu tư và giải phóng mặt bằng; 13 cụm công nghiệp đang chờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa để hoàn chỉnh thủ tục đầu tư; 4 cụm công nghiệp đang chờ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 để hoàn chỉnh hồ sơ trình chuyển mục đích sử dụng đất lúa; và có 4 cụm công nghiệp chủ đầu tư chưa tích cực triển khai hoặc quá chậm tiến độ cần phải xem xét thu hồi dự án.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã tập trung giải quyết một số vấn đề như: việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa còn khó khăn; khối lượng hồ sơ, thủ tục đầu tư nhiều nên tiến độ đầu tư chậm; xem xét điều chỉnh giá đất tại các cụm công nghiệp cho phù hợp với thực tế; một số cụm công nghiệp xin bổ sung ngành nghề để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp...

Theo ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, việc thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các Cụm công nghiệp là cơ sở quan trọng để thu hút các doanh nghiệp đến thuê đất, đầu tư sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Nhiều chủ đầu tư đã tích cực đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các Cụm công nghiệp. Song, một số dự án chậm triển khai, nhà đầu tư không quyết tâm thực hiện, yêu cầu địa phương rà soát, báo cáo để thu hồi đất. Đồng thời yêu cầu các Sở, ngành, địa phương nghiên cứu tham mưu giải quyết. Cụ thể đối với vấn đề chuyển đổi đất lúa, yêu cầu trong vòng 10 ngày, các địa phương rà soát kế hoạch chuyển đổi đất lúa đối các Cụm công nghiệp đang hoàn chỉnh thủ tục đầu tư gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo, sớm trình UBND tỉnh.

Đối với các cụm công nghiệp còn vướng mắc về thủ tục đầu tư về giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch... yêu cầu UBND các địa phương tập trung, phối hợp với chủ đầu tư tích cực hoàn thành, báo cáo UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền. Để các Cụm công nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật dự án được giao, rút ngắn tối đa thời gian, sớm đưa cụm công nghiệp đi vào hoạt động./.

Duy Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Gần 10.000 tỷ đồng được đầu tư vào các Cụm công nghiệp ở Thanh Hoá. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.