Thứ sáu, 29/03/2024 18:04 (GMT+7)

Ghi chép từ triển lãm 100 năm báo người cùng khổ

Hữu Minh (Hội Nhà báo Việt Nam) -  Thứ ba, 21/06/2022 09:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tại TP.HCM sáng 17/6/2022 đã khai mạc triển lãm “Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm báo Người cùng khổ” nhân kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 100 năm báo Le Paria (Người cùng khổ) xuất bản số đầu (1.4.1922 – 1.4.2022), kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo TP.HCM, Sở Văn hóa & Thể thao TP.HCM và Bảo tàng Báo chí Việt Nam cùng phối hợp tổ chức triển lãm chuyên đề “Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm báo Người cùng khổ”.

Triển lãm bắt đầu trưng bày từ ngày 17/6/2022 và sẽ kéo dài tới hết ngày 25/6/2022 tại đường Đồng Khởi, quận 1 (trước Sở Văn hóa & Thể thao TP.HCM), bao gồm 36 vách là các hình ảnh liên quan đến nhà báo Nguyễn Ái Quốc và báo Le Paria.

Riêng triển lãm chuyên đề Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm báo Người cùng khổ có được do nỗ lực của Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan hữu quan của Thành phố tổ chức. Để có tư liệu, hiện vật phong phú và chính xác có sự giúp đỡ của các cơ quan làm công tác bảo tàng của Cộng hoà Pháp. Triển lãm giới thiệu những hình ảnh về nhà báo Nguyễn Ái Quốc và báo Người cùng khổ. Những hình ảnh này được in và trưng bày dọc theo tuyến đường Đồng Khởi, để công chúng xem tự do.

Cách đây 100 năm, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc cùng các nhà hoạt động cách mạng quốc tế đã xuất bản tờ Le Paria (Người cùng khổ) tại Pháp ngày 1-4-1922. Báo Người cùng khổ hoạt động trong 4 năm (1922-1926), xuất bản được 38 số với nội dung chống chủ nghĩa thực dân và kêu gọi đoàn kết các dân tộc bị áp bức.

Trong triển lãm này, ban tổ chức trưng bày 29 trong số 38 số báo Người cùng khổ đã xuất bản (có tờ số 1 và số cuối cùng) được sưu tầm từ Pháp, tác phẩm Người đi tìm hình của nước của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng, tác phẩm Nguyễn Ái Quốc ở Paris của cố họa sĩ Phạm Văn Đôn… Có thể nói, kết quả sưu tầm và nghiên cứu rất đáng mừng của Bảo tàng Báo chí Việt Nam về báo Người cùng khổ do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và điều hành, trước khi Người sáng lập ra tờ Thanh Niên và khai mở nền báo chí cách mạng Việt Nam, sẽ giúp chúng ta từng bước hiểu thêm quãng đời hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài.

Triển lãm chuyên đề Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm báo Người cùng khổ diễn ra đến ngày 25-6. trong đó, có cả điểm nhấn là hình ảnh tiêu biểu về hành trình báo chí của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925, một số bài viết đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo L’Humanité, lời kêu gọi tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Người cùng khổ ngày 10-2-1922…

Từ triển lãm, thông qua hình ảnh, người xem hiểu thêm về đoạn đầu của hành trình đi tìm đường cứu nước của Bác. Trên hành trình ấy, tại Thủ đô Paris của nước Pháp, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bắt đầu học làm báo và sử dụng báo chí là vũ khí sắc bén để tuyên truyền, tố cáo tội ác của chế độ thực dân, xây dựng tình đoàn kết quốc tế vô sản. Cũng từ triển lãm, câu chuyện về Bác cùng các nhà hoạt động cách mạng quốc tế đến từ các nước thuộc địa khác của Pháp như Algeria, Tunisia, Ma rốc… thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản ngay tại Paris tờ báo LeParia (Người cùng khổ) ngày ấy cần chuyển tải đến giới báo chí và nhân dân, bởi ngay thời ấy, Luật sư Mác Clanhvin Bloongcua, Uỷ viên BCH Hội Liên hiệp thuộc địa đã từng viết: “Nguyễn Ái Quốc đã đóng góp rất nhiều cho tờ báo… Tất cả những bài và tranh vẽ ký tên Nguyễn Ái Quốc trên tờ báo Le Paria mang một mầu sắc đặc biệt: Đó là tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để và quyết tâm chống chủ nghĩa thực dân. Đọc, xem bài và tranh đó người ta thấy rõ tác giả có một tinh thần tiến công rất chủ động và rất thông minh”

Từ triển lãm, toát lên một sự thật lớn lao, đó là: Chính sự ra đời của Báo Người cùng khổ đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá Chủ nghĩa Mác - Le Nin vào Đông Dương và các nước thuộc địa, thức tỉnh những người bị áp bức, bóc lột và là dấu mốc quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc bị áp bức…

LeParia với dấu mốc 100 năm đời rất đáng tự hào trong lịch sử báo chí Cách mạng Việt Nam nói riêng và các nước từng là thuộc địa nói chung. Vì thế, trên con đường Đồng Khởi in đậm nhiều dấu ấn lịch sử của TP mang tên Bác tháng 6 này thật ý nghĩa. Và tôi được chứng kiến sự kiện trong niềm tự hào cùng với bao người./.

Một số hình ảnh tại triển lãm:

tm-img-alt
Triển lãm trưng bày 29 trên 38 số báo Le Paria đã xuất bản. Ảnh: Hòa Bình
tm-img-alt
Khai mạc Triển lãm "Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm Báo Người cùng khổ". Ảnh: Hòa Bình
tm-img-alt
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM Trần Trọng Dũng và các cán bộ Bảo tàng Báo chí Việt Nam
tm-img-alt
Thăm quan triển lãm trên đường Đồng Khởi
tm-img-alt
Triển lãm trưng bày các bài báo đã sưu tầm được từ Báo Le Paria
tm-img-alt
Nhà báo Trần Trọng Dũng - Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Ảnh: Hòa Bình
Bạn đang đọc bài viết Ghi chép từ triển lãm 100 năm báo người cùng khổ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới