Giá cà phê hôm nay 19/12 tiếp tục đà phục hồi
Giá cà phê hôm nay (18/12) tiếp tục tăng nhẹ 100 đồng/kg ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên lên mức 31.800 - 32.600 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở các tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại Lâm Đồng.
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê hôm nay (18/12) tiếp tục tăng nhẹ 100 đồng/kg ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên lên mức 31.800 - 32.600 đồng/kg, theo dữ liệu từ tintaynguyen.com. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở các tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại Lâm Đồng.
Giá cà phê tại cảng TP HCM ở mức 1.397 USD/tấn, tăng 17 USD/tấn so với hôm 18/12.
Trên thị trường thế giới, ngày 18/12, giá cà phê robusta giao tháng trong tháng 1/2019 trên sàn London tăng 0,6% lên 1.459 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 3/2019 giảm 0,9% xuống 99,2 UScent/pound.
Theo tờ Standard Media, trong 5 năm trở lại đây, sản lượng cà phê của Kenya liên tục tăn. Các chuyên gia phân tích dự đoán sản lượng cà phê nước này trong năm tay đạt 45 triệu tấn, tăng từ mức 39 triệu tấn vào năm ngoái.
Hiện tại ngành cà phê nước này đang được hưởng chương trình xóa nợ nhằm hỗ trợ nông dân giảm bớt gánh nặng nợ nần. Chương trình này trị giá 4,8 tỉ Shilling.
Anh Peter Karanja, một nông dân liên kết với Nhà máy Kangunu ở Murang hèa, cho biết chương trình này được chỉ đạo bởi Bộ Tài chính nhằm giúp đỡ những người nông dân trồng cà phê đã bỏ vườn vì khoản nợ quá lớn.
Tại Việt Nam, Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam cho hay vì giá cà phê giảm xuống quá thấp, bên dưới giá thành sản xuất, một số diện tích tái canh lại chuyển sang trồng sầu riêng, bơ, chanh leo và cây khác có giá trị cao hơn, dẫn tới diện tích cà phê giảm.
Thêm vào đó, năm nay, do mưa lớn kéo dài nên tỉ lệ quả cà phê rụng nhiều. Điều này được dự báo sẽ ảnh hưởng tới khoảng 20% sản lượng cà phê trong năm nay.
Tính trong niên vụ cà phê 2017 - 2018, ngành cà phê Việt Nam chịu thiệt hại 2.500 - 3.000 tỉ đồng vì giá cà phê giảm.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam trung bình ở mức 53.000 đồng/kg, không đổi so với hôm 18/12.
Theo tờ Boreneo Bulletin, khoảng 30.000 nông dân trồng tiêu ở bang Sarawak (Malaysia) đang phải nếm “trái đắng” vì giá tiêu giảm. Theo ông Datuk Amar Douglas Uggah , đại diện bang Sarawak, nghề trồng tiêu đã nuôi sống người dân nơi đây khoảng hơn 10 năm qua.
Tuy nhiên, việc giá tiêu giảm xuống thấp như thời gian qua đã ảnh hưởng trầm trọng tới kế sinh nhai của người dân. Rất nhiều nông dân đã phải bỏ vườn tiêu do giá thấp trong khi chi phí chăm sóc vườn như phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công lại tăng cao.
Giá tiêu đen hiện tại chỉ ở mức khoảng 7 RM/kg, tiêu trắng còn 15 RM/kg, thấp hơn rất nhiều so với hai năm trước lần lượt ở mức 40 RM/kg và 60 RM/kg.
Một số cựu quan chức nước này nhận định rất khó để khuyên bà con nông dân quay trở lại với cây tiêu trong bối cảnh giá đang ở mức rất thấp và vẫn trong xu hướng giảm.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 3/2019 lúc 10h30 ngày 19/12 (giờ địa phương) giảm 0,8% lên 170,4 yen/kg.
Theo Hiệp hội các nước sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC), năm 2019 sản xuất cao su thế giới dự báo sẽ tăng 5,8% so với năm 2018, lên 14,69 triệu tấn, tiêu dùng dự báo đạt 14,73 triệu tấn, tăng 3,6%.
Năm 2018, mặc dù tiêu thụ cao su tự nhiên ước tính ở mức 14,21 triệu tấn, cao hơn so với sản lượng 13,89 triệu tấn, nhưng vẫn chưa tạo ra sự chênh lệch lớn về cung - cầu để hỗ trợ giá.
Năm 2019, giá cao su tự nhiên sẽ chịu tác động của diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới. Nếu giá dầu đi lên, giá cao su sẽ có cơ hội tăng. Trong dài hạn (từ 3 đến 10 năm tới), nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên trên toàn cầu sẽ tăng, hỗ trợ giá cao su. Tuy nhiên, giá sẽ không tăng quá cao.
Những nước sản xuất cao su hàng đầu bao gồm Thái Lan, Malaysia và Indonesia dự kiến sẽ họp vào ngày 16/12 để thảo luận về các biện pháp hỗ trợ giá, bao gồm cả khả năng hạn chế xuất khẩu.
Theo Đức Quỳnh
Kinh tế & Tiêu dùng