Thứ sáu, 29/03/2024 14:55 (GMT+7)

Giá cà phê hôm nay 6/5: Giá cà phê nguyên liệu giảm mạnh

MTĐT -  Thứ hai, 06/05/2019 10:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giá cà phê trong nước hôm nay 6/5, giá cà phê nguyên liệu hôm nay giảm mạnh, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 30.000 – 30.800 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước

Giá cà phê trong nước hôm nay 6/5, giá cà phê nguyên liệu hôm nay giảm mạnh, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 30.000 – 30.800 đồng/kg.  

Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 30.100 đồng/kg, giá cà phê Lâm Hà và Di Linh đang có giá 30.000 đồng/kg.

Trong khi đó giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 30.800 – 30.900 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 30.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Ia Grai - Gia Lai hôm nay ở mức 30.500 đồng/kg.

Tương tự giá cà phê tại Đắk Hà Kon Tum có giá 30.500 đồng/kg và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 30.600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ở ngưỡng 32.000 đồng/kg.   

Nguồn: tintaynguyen.com.

Tại hội nghị phát triển cà phê đặc sản diễn ra hồi đầu tháng 3 ở TP Buôn Ma Thuột, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, cho hay cả nước có khoảng 113 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê trong đó có 13 doanh nghiệp FDI. Chỉ 1/3 doanh nghiệp có nhà máy chế biến.

Chế biến cà phê Quý I năm 2019 cà phê nhân xuất khẩu, còn lại vẫn phải mua cà phê thông qua hệ thống thương lái, đại lí. "Xuất khẩu cà phê của chúng ta chủ yếu thông qua các doanh nghiệp đầu mối ở nước ngoài.

Việt Nam vẫn còn khó khăn trong tiếp cận đối với nhà rang xay hàng đầu thế giới", ông Toản cho biết. Đối với chế biến cà phê nhân, hiện cả nước có 100 cơ sở cà phê chế biến với tổng công suất thiết kế 1,5 triệu tấn/năm. Đối với cà phê bột, có khoảng 600 cơ sở với tổng công suất đạt hơn 73.000 tấn/năm. Trong đó, có tới 50% dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Chế biến cà phê hòa tan, cả nước có 7 nhà máy với công suất 52.000 tấn/năm.

Về trình độ công nghệ chế biến cà phê, đối với nhóm công nghệ tiên tiến chiếm khoảng 12,7% tương đương 8 doanh nghiệp. Công nghệ trung bình tiên tiến chiếm 54%, tương đương 34 doanh nghiệp chủ yếu là công ty Nhà nước, công ty TNHH. Công nghệ trung bình khoảng 21 doanh nghiệp, quy mô nhỏ.

Ở thị trường trong nước, tính chung quý I/2019, giá cà phê giảm 2,3 – 4% ở khu vực Tây Nguyên. Trong đó, giá cà phê tỉnh Lâm Đồng giảm mạnh nhất xuống còn 31.400 đồng/kg. Giá cà phê tại các kho quanh khu vực TP HCM giảm 2,3% xuống 33.500 đồng/kg.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết mặc dù nhập khẩu cà phê Nhật Bản từ Việt Nam giảm trong 2 tháng đầu năm 2019, nhưng đây vẫn là thị trường đầy tiềm năng đối với ngành cà phê nước ta. Dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản còn rất lớn. Theo Hiệp hội thương mại cà phê Nhật Bản, nhập khẩu cà phê nhân xô Robusta Nhật Bản ngày càng gia tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng hương vị cà phê ngon và có giá thành thấp hơn này.

Tại Nhật Bản, cà phê Robusta chủ yếu được sử dụng để sản xuất loại cà phê hòa tan và thường được bán theo gói nhỏ, phổ biến trong các hộ gia đình có một hoặc hai thành viên, hiện là nhóm tiêu dùng có xu hướng tăng. Theo công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống Ajinomoto, cà phê hòa tan phải có đủ vị mạnh, đậm đà và đắng để cân bằng với độ ngọt của bột kem và đường.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản 2 tháng đầu năm 2019 đạt 77,7 nghìn tấn, trị giá 24,11 tỷ Yen (tương đương 217,95 triệu USD), tăng 25,4% về lượng và tăng 10% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018.

Trong đó, Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu cà phê Robusta nhân xô với lượng đạt 75,8 nghìn tấn, trị giá 21,89 tỷ Yen (tương đương 197,87 triệu USD), tăng 25,5% về lượng và tăng 11,4% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018. Tính riêng tháng 2/2019, nhập khẩu cà phê Robusta nhân xô Nhật Bản đạt 42,9 nghìn tấn, trị giá 12,41 tỷ Yen (tương đương 112,22 triệu USD), tăng 48,9% về lượng và tăng 33,2% về trị giá so với tháng 2/2018. Trong khi đó, Nhật Bản giảm nhập khẩu các chủng loại cà phê khác.

Giá cà phê thế giới

Tại phiên giao dịch ngày 6/5, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đang giảm mạnh.

Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang giảm, với giá hợp đồng giao tháng 7/2019 giảm 12 USD (mức giảm 0,87%) đứng ở mức 1364 USD/tấn.

Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 7/2019 tăng 0.49% đứng ở mức 91,55 cent/lb.

Nguồn: giacaphe.com.

Các thị trường cà phê còn có áp lực của vụ mùa mới đã bắt đầu thu hoạch ở Brasil với nhiều dự báo khoảng 58,5 triệu bao, tiếp sau vụ kỷ lục năm ngoái hơn 64 triệu bao và họ đã bán khoảng 60%.

Theo dữ liệu thống kê từ hai sàn cà phê kỳ hạn thế giới, tính đến hết tháng Tư, giá cà phê kỳ hạn tại New York đã giảm xấp xỉ 21% và giá cà phê kỳ hạn ở sàn London đã giảm 20,4% trong vòng 12 tháng qua.

Thị trường cà phê Đông Nam Á tiếp tục trạng thái trầm lắng, không ghi nhận có lực bán mới nào đáng kể.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, xuất khẩu cà phê tháng 4/2019 ước đạt 140.000 tấn (khoảng 2,33 triệu bao), cao hơn một chút so với dự báo của giới thương nhân xuất khẩu.

Tại Kenya, giá cà phê giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay sau khi giảm 26% trong năm nay, đảo chiều mức giá tốt ghi nhận trong phiên trước.

Theo đó, báo cáo thị trường từ sàn giao dịch cà phê Nairobi (NCE) cho thấy một bao cà phê 50 kg đạt 7.700 shilling Kenya trong ngày thứ Ba (30/4), giảm từ mức trung bình 10.400 shilling trong tuần trước. Các quan chức tại NCE nhận định giá giảm vì chất lượng hạt cà phê thấp.

Giá cà phê chất lượng cao loại AA của Kenya đã giảm từ 14.200 shilling ghi nhận trong phiên giao dịch trước xuống mức 10.100 shilling/bao 50 kg.

Giá cà phê thế giới đã giảm kể từ tháng 11 năm ngoái khi xuống mức thấp ở 113 US cent/pound, trước khi xuống còn 93 US cent/pound trong tuần này.

Tháng 2/2019, Thái Lan giảm mạnh nhập khẩu chủng loại cà phê này với mức giảm 97,7% về lượng và 93,4% về trị giá so với tháng 2/2018, chỉ còn trên 8 tấn, trị giá 1,84 triệu baht (tương đương 57,88 nghìn USD).

Cơ cấu nguồn cung: Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Thái Lan trong 2 tháng đầu năm 2019, tốc độ nhập khẩu giảm 17,5% về lượng và giảm 22,8% về trị giá, theo đó thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Thái Lan cũng giảm từ 71,4% trong 2 tháng đầu năm 2018, xuống còn 61,8%.

Trong khi đó, Thái Lan đẩy mạnh nhập khẩu cà phê từ một số thị trường như Indonesia với tốc độ nhập khẩu tăng tới 273,3% về lượng và tăng 211,7% về trị giá, nhờ vậy thị phần cà phê Indonesia trong tổng lượng nhập khẩu Thái Lan tăng mạnh từ 3,7% thị phần trong 2 tháng đầu năm 2018, lên tới 14,5% thị phần 2 tháng đầu năm 2019.

Cục Xuất nhập khẩu cho hay heo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Thái Lan, nhập khẩu cà phê nước này tháng 2 đạt gần 182 tấn, trị giá 42,56 triệu baht (tương đương 1,33 triệu USD), giảm 60,9% về lượng và giảm 32,6% về trị giá so với tháng 2/2018. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cà phê của Thái Lan đạt 721 tấn, trị giá 94,97 triệu baht (tương đương 2,98 triệu USD), giảm 4,7% về lượng và giảm 10,7% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018.

Tháng 2, cà phê rang không khử caffein, chưa xay (mã HS 09.012.110) là chủng loại được nhập khẩu nhiều nhất, đạt 146 tấn, trị giá 29,29 triệu baht (tương đương 921 nghìn USD), tăng 99,1% về lượng và tăng 55% về trị giá so với tháng 2/2018.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cà phê rang không khử caffein, chưa xay của Thái Lan đạt gần 213 tấn, trị giá 44,69 triệu baht (tương đương 1,4 triệu USD), tăng 73,8% về lượng và tăng 24,6% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018.

Cà phê Arabia hoặc Robusta, không khử caffein (mã HS 09.011.110) là chủng loại có lượng nhập khẩu lớn nhất trong 2 tháng đầu năm 2019, đạt gần 454 tấn, trị giá 27,39 triệu baht (tương đương 861,3 nghìn USD), giảm 20,9% về lượng và giảm 37,9% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018.

Theo Tổ chức Cà phê Thế giới, trong tháng 2, lượng cà phê xuất khẩu của thế giới tăng 3,2% so với cùng kì năm ngoái lên 10,16 triệu bao. Xuất khẩu cà phê arabica của Brazil và Colombia tăng, góp phần bù đắp lượng cà phê lượng cà phê robusta và arabica giảm ở các nước khác. 

Cụ thể, so với tháng 2/2018, xuất khẩu cà phê arabica của Brazil tăng 27,7% lên 3,45 triệu bao. Cùng lúc xuất khẩu cà phê arabica của Colombia tăng 12,4% lên gần 1,4 triệu bao. Trái lại, xuất khẩu cà phê arabica giảm 4,9% xuống 3,21 triệu bao và xuất khẩu của cà phê arabica của các nước khác giảm 16,8% xuống 2,11 triệu bao.

Đến cuối quý I/2019, thời tiết khô hạn tiếp tục diễn ra tại các vùng phía Đông Bắc Brazil, Mexico và một số quốc gia Trung Mỹ. Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng xuất đến chất lượng hạt cà phê Brazil.

Đại diện hợp tác xã cà phê robusta lớn nhất Brazil cho biết hạt cà phê bị cháy trong điều kiện nắng nóng và thiếu mưa. quả cà phê tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời làm mất nước, ngăn chặn sự phát triển của hạt. Quả tiếp xúc nhiều với ánh nắng làm mất nước, ngăn sự phát triển của hạt.

Tương tự, tại Ấn Độ, hậu quả của đợt mưa lũ hồi tháng 8 – 9/2018 đối với vụ mùa cà phê niên vụ 2018 – 2019 kéo dài đến năm nay. Nhiều đồn điền cà phê bị cuốn trôi. Coorg, vùng sản xuất cà phê lớn nhất ở Ấn độ, bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt, sản lượng giảm 60%.

Theo Reuters, sản lượng cà phê của Brazil năm 2019 có thể đạt 55 triệu bao, giảm 6,6 triệu bao so với mức kỉ lục năm 2018. Xét niên vụ tới (2019 – 2020), Ngân hàng nông nghiệp Rabobank dự kiến, sản lượng cà phê niên vụ 2019 - 2020 của Brazil đạt 57,6 triệu bao, gồm 38 triệu bao cà phê arabica và 19,5 triệu bao cà phê robusta, sau khi khảo sát trên 350 vườn trồng cà phê.

Hội đồng xuất khẩu cà phê Brazil dự báo nước này sẽ xuất khẩu lượng cà phê cao kỷ lục 40 triệu bao trong niên vụ 2019/-2020 (từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020). Trong đó, cà phê robusta nhân xô có thể xuất khẩu khoảng 36,3 - 36,6 triệu bao.

Đà giảm giá cá phê trong quí đầu tiên của năm 2019 vẫn chưa dứt do áp lực dư cung. Không dừng lại ở đó, nông dân trồng cà phê ở nhiều nơi trong đó của Việt Nam chịu thiệt hại vì hạn hán.

Trong tháng 3, chỉ số giá cà phê ICO giảm 3,1% xuống 97,5 UScent/pound, đồng thời là mức trung bình tháng thấp nhất kể từ tháng 10/2016. Trong đó, giá arabica của Brazil giảm 4,2% xuống 95,81 UScent/pound.

Tính chung trong quý I/2019, giá cà phê arabica kì hạn tháng 5/2019 "bốc hơi" tới 7,8% xuống 94,5 UScent/pound. Cùng lúc đó, giá cà phê robusta giảm 6% xuống 1.456 USD/tấn.

Xuất khẩu cà phê tháng 3 năm 2019 ước đạt 166 nghìn tấn với giá trị đạt 289 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 483 nghìn tấn và 841 triệu USD, giảm 14,2% về khối lượng và giảm 22,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Giá cà phê xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2019 đạt 1.740 USD/tấn, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2018. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 với thị phần lần lượt là 12,4% và 9,7%.

Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm 2019 tăng mạnh là: Malaysia (+37,3%) và Trung Quốc (+21,1%). Trong tháng 3/2019, thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng với thị trường cà phê thế giới. So với tháng 2/2019, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 200 – 500 đồng/kg xuống còn 32.200 – 33.200 đồng/kg.

Bạn đang đọc bài viết Giá cà phê hôm nay 6/5: Giá cà phê nguyên liệu giảm mạnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

H.Hà

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.