Chủ nhật, 11/06/2023 01:53 (GMT+7)

Gia cảnh khó khăn của công nhân môi trường có thâm niên hơn 20 năm thu gom rác

Đinh Nga -  Thứ năm, 30/03/2023 17:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những năm qua, gia đình anh Nguyễn Văn Cúc ( 54 tuổi, trú phường Hòa Khánh Nam), là công nhân vệ sinh môi trường thuộc Xí nghiệp Môi trường Thanh Khê gặp nhiều khó khăn, nhất là chỗ ở khi ngôi nhà xuống cấp nhưng không có điều kiện sửa chữa.

Anh Nguyễn Văn Cúc là công nhân vệ sinh môi trường, đang làm công việc thu gom rác thải sinh hoạt tại Đội 2, Xí nghiệp Môi trường Thanh Khê (thuộc Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng).

Đến nhà anh Cúc tại tổ 63, phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận hoàn cảnh gia đình đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ngôi nhà cấp 4 xây dựng gần 20 năm, là nơi tá túc cho 4 người xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật.

tm-img-alt
Căn nhà cấp 4 của anh Nguyễn Văn Cúc xuống cấp, tường nứt và thấm dột khi có mưa.

Anh Cúc quê gốc tại huyện Thăng Bình (Quảng Nam), năm 1993 lập gia đình cùng chị Nguyễn Thị Sương (51 tuổi) ở phường Hòa Khánh Nam. Năm 2005, anh được gia đình bên vợ cho mảnh đất hơn 80m2 nằm sâu trong khu dân cư (đoạn gần chân núi) xây nhà cấp 4 lợp tôn làm nơi để ở cho cả gia đình gồm 5 thành viên (2 vợ chồng và 3 người con).

Quá trình làm công nhân vệ sinh môi trường từ năm 2001 đến nay, anh Cúc luôn nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, phấn đấu vươn lên nhưng gia cảnh của anh luôn gặp phải tai ương, trắc trở.

Năm 2013, chị Sương (vợ anh Cúc) liên tục phát bệnh, mất sức lao động. Qua kiểm tra, bác sĩ kết luận chị bị bệnh tim, có khối u trong gan và u nang buồng trứng, không thể làm việc nặng được. Cứ 3 tháng một, chị lại đi tái khám, chi phí thuốc men hết 2 triệu đồng.

tm-img-alt
Vợ chồng anh anh Nguyễn Văn Cúc đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là căn nhà đang ở xuống cấp nhưng không có điều kiện sửa chữa.

Từ ngày phát bệnh, chị Sương ở nhà lo việc nội trợ, anh Cúc vừa làm công nhân vừa chăn nuôi và làm 2 sào ruộng lúa nước là đất của gia đình bên vợ cho mượn. Thời gian sau, số ruộng này nằm trong diện quy hoạch giải tỏa, toàn bộ gánh nặng cơm áo gạo tiền cho cả gia đình 5 người đều dồn lên vai anh Cúc với mức thu nhập tiền lương công nhân khoảng dưới 5 triệu đồng/tháng.

Anh Cúc chia sẻ: “Ruộng bị thu hồi, vợ tôi mất sức lao động, ở nhà chăn nuôi gà và lợn nhưng khó khăn chẳng chịu buông tha. Năm 2021, nhà tôi vay 50 triệu đồng từ vốn vay phụ nữ để đầu tư chăn nuôi nhưng sau đó tất cả số gia cầm, gia súc này đều bị chết vì dịch bệnh. Vậy là đã không có tiền trang trải cuộc sống, tôi còn phải gánh thêm số nợ trả lãi và gốc tiền vay, đến nay còn hơn 30 triệu đồng”.

Không chỉ kinh tế khó khăn, năm 2021, hàng xóm liền kề nhà anh Cúc xây nhà tầng, khiến căn nhà cấp 4 của anh đã cũ, xuống cấp lại càng bị ảnh hưởng nặng hơn. Nhiều vị trí trong nhà bị nứt tường, móng sụt lún, gạch men lát nền hư hỏng. Vào mùa mưa, tường ẩm mốc, nước tràn vào nhà khiến gia đình hết sức lo lắng.

tm-img-alt
Tường nhà anh Nguyễn Văn Cúc xuất hiện nhiều vết nứt.

Vợ đau ốm cần tiền thuốc thang, 2 người con là cháu Nguyễn Thị Tiên (1997) và Nguyễn Văn Toàn (2001) chưa có công việc làm ổn định, lại đang nợ tiền vay ngân hàng nên anh Cúc không có điều kiện sửa chữa lại nhà. Thêm nữa, cuối năm 2022, anh Cúc phát bệnh đau dạ dày, liên tục phải dùng thuốc, sức khỏe suy giảm nhưng phải cố nén đau để làm việc.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Xí nghiệp Môi trường Thanh Khê cho biết, phần lớn đời sống công nhân vệ sinh môi trường của đơn vị còn gặp khó khăn, trong đó trường hợp anh Cúc là đáng lo nhất về việc nhà cửa xuống cấp, không có điều kiện sửa chữa. Năm 2020, anh Cúc có làm đơn gửi đến Công đoàn Xí nghiệp Môi trường Thanh Khê trình bày hoàn cảnh gia đình, mong các tổ chức, đoàn thể xã hội quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ kinh phí sửa chữa lại nhà để ổn định cuộc sống.

tm-img-alt
Nhiều vị trí trong ngôi nhà anh Nguyễn Văn Cúc bị nứt và thấm dột vào mùa mưa.

Chị Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch công đoàn cơ sở thành viên Xí nghiệp môi trường Thanh Khê cho biết thêm: “Nhà anh Cúc xuống cấp, kinh tế khó khăn, một mình anh là lao động chính nuôi gia đình, không có tích lũy để sửa lại nhà. Thêm nữa, nhà bên cạnh người ta làm ảnh hưởng đến móng, nứt tường, mất an toàn cho nhà anh Cúc, lâu dài không ở được. Cả gia đình và đơn vị nơi anh Cúc công tác mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để có điều kiện sửa chữa lại nhà kiên cố.”

Hoàn cảnh gia đình anh Nguyễn Văn Cúc, công nhân có thâm niên hơn 20 năm công tác trong ngành môi trường tại Đà Nẵng đang gặp rất nhiều khó khăn. Qua tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam, anh Cúc mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về vật chất để gia đình anh có điều kiện sửa chữa lại nhà, yên tâm công tác và ổn định cuộc sống về sau.

Bạn đang đọc bài viết Gia cảnh khó khăn của công nhân môi trường có thâm niên hơn 20 năm thu gom rác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

"Mơ ước của Lành"
Gần chục năm công tác tại Cty QLCTĐT Bắc Giang; hai mẹ con vẫn phải ở nhờ trên nhà đất của anh trai; cha mẹ ốm đau... nhưng vẫn vượt lên số phận, góp sức để TP Bắc Giang thêm sạch đẹp. Đó là tấm gương mẫn cán của chị lao công Nguyễn Thị Lành.
Người tổ trưởng tận tâm
Gắn bó với nghề vệ sinh môi trường từ năm 2002, đến nay chị Nguyễn Thị Minh Phương, Tổ trưởng Tổ môi trường số 4, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) - chi nhánh Đống Đa đã có 21 năm kinh nghiệm với công việc này.
Lặng thầm làm sạch đường phố
Mỗi ngày cứ vào lúc 3 giờ sáng, người dân ở dọc đường Châu Thị Vĩnh Tế, Đỗ Bá (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) lại nghe những âm thanh thu gom rác quen thuộc từ anh Phan Đức Nguyên, công nhân đội 1, Xí nghiệp Môi trường Ngũ Hành Sơn.
Để thêm gắn bó với nghề
Đi qua xe rác, nhiều người đã phải nín thở, nhưng các công nhân thu gom rác đã quen với mùi này, họ vẫn lặng lẽ làm việc bất kể nắng mưa. Sự vất vả, cũng như vai trò không thể thiếu của đội ngũ công nhân thu gom rác cần được xã hội trân trọng.

Tin mới

Chùa Hàn Sơn-Ngôi cổ tự nổi tiếng ở Tô Châu
Người ta thường ví Tô Châu là thiên đường trần gian. Thành phố cổ này có nhiều sông ngòi ngang dọc với gần 1.000 chiếc cầu đá, cầu gạch xây vồng lên, bắc qua đôi bờ sông hẹp như sông Tô của Hà Nội.