Thứ sáu, 29/03/2024 21:07 (GMT+7)

Gia Lai: Bảo vệ và phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng

A LỰC -  Chủ nhật, 02/12/2018 08:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nằm trong khuôn khổ Festival cồng chiêng Tây Nguyên, sáng 1/12, Hội thảo bảo vệ và phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được diễn ra tại TP Pleiku.

Năm nay, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo vệ và phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”.

Bà Huỳnh Nữ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai phát biểu tại buổi Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có các bà Huỳnh Nữ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; ông Trần Ngọc Nhung - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai; PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện VHNTQG VN; TS Nguyễn Thu Hường - Viện VHNTQGVN; GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - Viện VHNTQGVN cùng gần 46 khách mời là các nhà nghiên cứu, nghệ nhân… đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên.

Phát biểu tại buổi Hội thảo, bà Huỳnh Nữ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết: Hội thảo bảo vệ và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong số 14 hoạt động của Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Đây là lần thứ hai, Gia Lai tổ chức Hội thảo về chủ đề này, một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của văn hóa cồng chiêng trong định hướng phát triển kinh tế văn hóa xã hội tỉnh nhà. Mong muốn qua Hội thảo sẽ có thêm thông tin cơ sở khoa học để tìm ra giải pháp thiết thực, hữu hiệu nhất nhằm giúp cho tỉnh Gia Lai cùng với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên tiếp tục thực hiện tốt công tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Quan cảnh buổi Hội thảo.

Bà Huỳnh Nữ Thu Hà cũng mong muốn các nhà khoa học xây dựng và thực thi các giải pháp của mình trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả nhất trong tình hình mới.

Ông Trần Ngọc Nhung - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai và PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện VHNTQGVN chủ trì buổi Hội thảo.

Dưới sự chủ trì của ông Trần Ngọc Nhung - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai và PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện VHNTQGVN, gần 46 các nhà nghiên cứu, nhà khoa học… tại buổi Hội thảo đã có những trao đổi thẳng thắn về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản một cách có hiệu quả nhất.

Cồng chiêng là tâm hồn, tình cảm của người Tây Nguyên. Qua tiếng cồng chiêng say đắm lòng người, cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên không chỉ gửi gắm tiếng lòng của mình, mà còn là tiếng vọng của cả một truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng, được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Ngày 25/11/2015, tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền miệng của nhân loại.
Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Bảo vệ và phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới