Thứ ba, 19/03/2024 21:04 (GMT+7)

Gia Lai: Cần kiểm tra việc xử lý khai thác khoáng sản trái phép

Nguyễn Giác -  Thứ năm, 19/05/2022 16:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn không phát hiện việc khai thác, không phương tiện nào hoạt động” - Đó là thực trạng đang diễn ra tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai sau khi các vụ việc khai thác khoáng sản trái phép được báo chí phản ánh.

Chính quyền địa phương có tiếp tay cho sai phạm hay không?

Dựa vào thông tin cung cấp từ người dân, trước khi phản ánh PV cơ bản đã nắm đủ cơ sở hình ảnh, tài liệu chứng minh việc “làm chui” từ các điểm khai thác, hoạt động khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.... nhưng đến khi các Đoàn công tác của tỉnh, huyện, xã kiểm tra thì phần lớn không phát hiện người đang hoạt động, không thấy phương tiện, không tìm thấy thiết bị…?

tm-img-alt
Hiện trường khai thác cát tại xã Ia Mơ và dấu vết còn lại, xe di chuyển đi nơi khác khi đoàn kiểm tra, lập biên bản….không phát hiện gì?

Cụ thể, trong quá trình tìm hiểu các điểm khai thác cát trên địa bàn xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, sau nhiều ngày ghi nhận tại khu vực suối Tải (địa phận giáp ranh giữa xã Ia Ga và Ia Mơ thuộc huyện Chư Prông) PV phát hiện 2 giàn máy bơm, hút cát đặt giữa lòng suối. Để bơm đẩy cát lên bờ tiếng động cơ xình xịch từ 2 bộ máy nổ làm náo động cả một vùng trời yên tĩnh… Tuy nhiên, khi Đoàn kiểm tra của Huyện và xã Ia Mơ đến làm việc vào sáng 12/5 thì toàn bộ thiết bị, máy xúc lật đều không còn ở hiện trường, lượng cát được bơm trước đó cũng vơi đi khá nhiều.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ cho biết: Theo thông tin báo lại, lúc kiểm tra Đoàn không phát hiện phương tiện, thiết bị nào hoạt động tại nơi khai thác cát như báo chí phản ánh (?). Việc có máy bơm khi Đoàn kiểm tra lúc đến nhưng không ghi trong biên bản tôi chưa nắm được, tôi sẽ trao đổi lại sau.

tm-img-alt

Nơi đang khai thác đá tại khu vực giáp lòng hồ thủy địa Ia Grai 2, thời điểm ghi nhận cách nhau 2 tháng với nhiều sự thay đổi về mặt địa chất.

Tương tự, trước đó tại huyện Ia Grai, khi PV đưa chứng cứ từ người dân cung cấp đến Phòng TN&MT về việc khai thác đá trái phép tại khu vực giáp lòng hồ nhà máy thủy điện Ia Grai 2, thuộc địa phận xã Ia Krai, đang chẻ đá xây dựng và có thiết bị máy đào. Tuy nhiên, sau khi Phòng TN&MT huyện Ia Grai yêu cầu UBND xã Ia Krai phối hợp kiểm ra, nhưng sau đó không phát hiện hoạt động khai thác, riêng chiếc máy đào đang đi dọn rẫy bị hỏng nên “nằm” gần bãi đá để sửa chữa không phải phục vụ khai thác đá.

tm-img-alt
Điểm khai thác đá trái phép tại xã Ia Hrung, huyện Ia Grai với phương tiện máy móc hoạt động rầm rộ, nhưng tất cả đều “biến mất” khi Đoàn kiểm tra của huyện xuất hiện?

Sau 2 tháng trở lại khu vực bãi đá (giáp lòng hồ nhà máy thủy điện Ia Grai 2) để ghi nhận, thì phát hiện việc khai thác đá vẫn diễn ra. So sánh với các hình ảnh đã ghi nhận trước đó cho thấy số lượng đá được đào, lấy đi từ vách núi là khá lớn, hiện trạng địa chất thay đổi rõ rệt.

Cùng trên địa bàn huyện Ia Grai, tại một số khu vực thuộc xã Ia Bá, Ia Hrung, Ia Krái, Ia Pếch vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác đá xây dựng núp bóng dưới danh nghĩa cải tạo đất, san lấp đồng ruộng… được PV ghi nhận, nhưng khi chính quyền kiểm tra thì…không phát hiện gì?

tm-img-alt
Người và xe cùng khối lượng đá bị khai thác “chui” được PV ghi nhận tại làng Dun De.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Trong thời gian qua, tại tỉnh Gia Lai ngoài các huyện Mang Yang, Ia Grai, Chư Prông thì huyện Chư Sê với địa bàn các xã Kông Htok, Bar Măih, Bờ Ngong, Hbông còn xảy ra tình trạng lợi dụng cải tạo đồng ruộng, lấy đá bán cho các hộ dân khác không đúng quy định. Mới đây, theo thông tin từ người dân cung cấp, các điểm khai thác đá không đúng quy định vẫn đang diễn ra tại thôn Chư Ruồi (xã Kông Htok); thôn 16 xã Bờ Ngong; khu vực mỏ đá Hiệp Lợi, xã Hbông (đã ngừng hoạt động) nhưng vẫn đang bị người dân tự ý vào khai thác trái phép.  

tm-img-alt
Điểm đá trái phép tại làng Phăm Ngol, xã Bar Măih, Chư Sê và phương tiện ẩn nấp sau khi trút bỏ toàn bộ hàng tránh bị kiểm tra sau khi bị phát hiện chiều 13/5.

Riêng tại làng Phăm Ngol, xã Bar Măih một điểm khai thác đá trụ bazan khối lượng lớn đã được phát hiện xử lý, tuy nhiên việc khai thác đá xây dựng tại khu vực này vẫn tiếp diễn.

Cụ thể, chiều 13/5, sau khi ghi nhận hình ảnh khai thác, chuyển đá lên xe để đưa đi tiêu thụ, PV đã liên hệ với lãnh đạo xã, ông Trần Minh Nhật - Chủ tịch UBND xã Bar Măih cho biết: Tôi đang đi họp, nhưng sẽ chỉ đạo lực lượng kiểm tra xử lý ngay.

Việc thông tin cho ai, xử lý thế nào của Chủ tịch xã Bar Măih thì chưa rõ, nhưng ngay sau đó, chiếc xe đang chở đầy đá lập tức di chuyển khỏi nơi khai thác đá trái phép và đến lưng chừng dốc (cách điểm khai thác khoảng 30m) đã tức tốc đổ toàn bộ đá xuống đất để hủy chứng cứ, đồng thời đưa xe đến khu vực khác để tránh bị kiểm tra. Cũng tại địa điểm này, theo thông tin từ Chủ tịch UBND xã Bar Măih, ngày 17/5, Xã tiếp tục phát hiện hoạt động khai thác đá và lập biên bản xử lý sai phạm.

tm-img-alt
Tỉnh Gia Lai ban hành Quy định về phân công trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Ngày 30/7/2021, ông Đỗ Tiến Đông – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ký QĐ số 462/QĐ-UBND Ban hành Quy định về phân công trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Trong đó, tại Điều 19.6 nêu rõ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài.

tm-img-alt
Đất ruộng lúa đang từng ngày bị phá nát để khai thác đất sét phục vụ sản xuất gạch nung đang diễn ra ồ ạt tại huyện Phú Thiện.

Để chấm dứt tình trạng thất thoát tài nguyên, nạn “đá tặc” lộng hành; khai thác khoáng sản trái phép sảy ra ở nhiều nơi… đề nghị UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Môi trường và Đô thị sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Cần kiểm tra việc xử lý khai thác khoáng sản trái phép. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Nam khai thác và phát huy lợi thế từ đa dạng sinh học
Năm 2021, Quảng Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là địa phương đầu tiên thực hiện Đề án Thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Năm 2024, Quảng Nam tiếp tục là địa phương đầu tiên được chọn đăng cai các hoạt động về đa dạng sinh học.
Thẩm định kế hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên
Ngày 14/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 -2025) của tỉnh Thái Nguyên.

Tin mới

“Vùng Lụa” của Họa sĩ Bùi Chát tại J Art Space
“Vùng Lụa” là tên cuộc Triển lãm cá nhân của HS Bùi Chát do J Art Space tổ chức, thực hiện. Triển lãm trưng bày 19 tác phẩm sơn dầu, khai mạc lúc 18 giờ ngày 21/3/2024 đến hết ngày 17/4/2024 tại J Art Space (30 Đường số 10, Thảo Điền, TP.Thủ Đức), TP.HCM.
Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu