Thứ sáu, 29/03/2024 04:32 (GMT+7)

Gia Lai: Người dân lo ngại về diện tích tối thiểu được phép tách thửa

MTĐT -  Thứ tư, 28/03/2018 14:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND ngày 20/3/2018 của UBND tỉnh Gia Lai có hiệu lực thi hành kể từ hôm nay (28/3/2018).

Kể từ hôm nay (28/3/2018), Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND ngày 20/3/2018 của UBND tỉnh Gia Lai “V/v sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quy định về hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất và diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, có hiệu lực thi hành.

Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND ngày 20/3/2018 của UBND tỉnh Gia Lai có hiệu lực thi hành kể từ hôm nay (28/3/2018)

Theo đó, diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất như sau:

“1. Đối với đất ở:

  1. a) Đối với phường, thị trấn: Đối với đường có chỉ giới ≥ 20m thì diện tích tối thiểu của thửa đất ≥ 45m2 và chiều rộng và chiều dài không nhỏ hơn 3m; Đối với các đường còn lại thì diện tích tối thiểu của thửa đất ≥ 36m2 và chiều rộng và chiều dài không nhỏ hơn 3m.
  2. b) Đối với các xã: Diện tích tối thiểu của thửa đất ≥ 50m2 và chiều rộng và chiều dài không nhỏ hơn 4m.
  3. Đối với nhóm đất phi nông nghiệp không phải đất ở:
  4. a) Đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt.
  5. b) Đối với khu vực mà theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là đất ở thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa được áp dụng theo diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở theo quy định tại khoản 2 Điều này.
  6. c) Đối với khu vực không thuộc quy định tại điểm a, b khoản này thì việc tách thửa được căn cứ vào dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho từng trường hợp cụ thể.
  7. Đối với nhóm đất nông nghiệp:
  8. a) Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất tại các phường, thị trấn không nhỏ hơn 300 m2;
  9. b) Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất tại các xã không nhỏ hơn 500 m2.
  10. Đối với trường hợp thửa đất có nhiều loại đất khác nhau, chỉ áp dụng diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với một loại đất đủ điều kiện tách thửa;
  11. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa quy định tại Điều này không tính phần diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ các công trình công cộng”.

Đối với quy định nói trên, nhiều người dân sinh sống tại các huyện của tỉnh Gia Lai vô cùng lo ngại về diện tích tối thiểu được phép tách thửa, vì họ cho rằng thời điểm hai năm gần đây, thị trường bất động sản tại Gia Lai đang “sốt”, theo đó, giá đất cũng được “đẩy” lên cao, nhiều người dân nghèo khổ, khó khăn ở các xã thì khó có thể gom góp đủ tiền để mua đủ diện tích để được phép tách thửa.  

Chị Huỳnh Thị Minh Tố (29 tuổi, trú tại tổ dân phố 2, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai”, lo lắng: Tôi đã lập gia đình và có con nhỏ, vợ chồng làm lụng nhiều năm trời mới gom góp được ít tiền, dự định mua miếng đất nhỏ tầm 150 m2 đất nông nghiệp ở xã, để dành mai mốt có tiền rồi chuyển 50 m2 đất thổ cư làm nhà ở khỏi phải đi thuê, nhưng chưa có đủ tiền để mua, thì giờ tỉnh Gia Lai lại có quy định “diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất tại các xã không nhỏ hơn 500 m2” thì vợ chồng tôi không biết đến bao giờ mới có thể mua được miếng đất đủ diện tích để tách thửa.

Trước lo ngại của người dân về vấn đề này, đề nghị UBND tỉnh Gia Lai xem xét lại quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất tại các xã để tạo điều kiện cho những người dân còn vất vả, khó khăn, có điều kiện sở hữu một diện tích đất phù hợp với khả năng tài chính của họ để họ yên tâm phấn đấu ổn định về chỗ ở.

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Người dân lo ngại về diện tích tối thiểu được phép tách thửa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Tâm Nguyễn

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.