Thứ sáu, 26/04/2024 02:34 (GMT+7)

Gia Lai: Nguy hiểm từ những “hố nước tử thần” lơ lửng trên núi

A Lực - Minh Chỉnh - Nguyễn Khải -  Thứ năm, 21/07/2022 07:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau khi Công ty Phương Đông Gia Lai hết thời hạn thuê đất để khai thác đất cấp phối tại xã Ia Sol (Phú Thiện), nhưng lại không hoàn thổ, cải tạo môi trường, mà để lại nhiều hố nước ở khu vực khai thác, gây nguy hiểm cho người dân sinh sống gần đó.

Mỏ đất trở thành nơi “Ao hồ sâu cấm đánh bắt, bơi lội”

Thời gian qua, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử liên tục nhận được phản ánh của người dân tại xã Ia Sol (Phú Thiện) về tình trạng mỏ đất của Công ty TNHH MTV Phương Đông Gia Lai sau khi khai thác xong, làm ảnh hưởng đến người dân như: Để lại rất nhiều hố sâu đọng nước, lấn diện tích đất của người dân khi san gạt đất làm đường đi…

Ông Kpa Toơl (TDP 4, thị trấn Phú Thiện) bức xúc cho biết: Năm 2017, người dân nơi đây bán đất cho ông Khuyến là chủ Công ty Phương Đông để khai thác. Đến năm 2021, sau khi khai thác xong thì Công ty vẫn để nguyên tình trạng nhiều hầm hố như trên mà không san lấp lại như hiện trạng ban đầu. Thấy tình trạng này quá nguy hiểm, người dân nơi đây rất nhiều lần yêu cầu ông Khuyến phải treo biển cấm, rào chắn xung quanh để đảm bảo an toàn. Nhưng Công ty chỉ treo 2 tấm biển nhỏ và không rào chắn xung quanh, điều này khiến người dân nơi đây rất bức xúc vì lo ngại nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bà con nơi đây mong muốn chính quyền cùng các cơ quan chức năng yêu cầu ông Khuyến phải lấp lại những hồ tại đây nhằm trả lại hiện trạng ban đầu của đất tránh gây nguy hiểm cho người dân”, ông Kpa Toơl nói.

tm-img-alt

Tại khu vực trên không có hàng rào chắn, dây cảnh báo, chỉ có 2 biển cảnh báo ghi “Ao hồ sâu cấm đánh bắt, bơi lội”.

tm-img-alt

Sau khi hết thời hạn thuê đất để khai thác đất cấp phối, Công ty Phương Đông Gia Lai không hoàn thổ, cải tạo môi trường sau khai thác.

Theo tìm hiểu của PV, mỏ đất Công ty Phương Đông Gia Lai được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai cho thuê đất để khai thác khoáng sản đất cấp phối tại xã Ia Sol, huyện Phú Thiện với diện tích là 4,2ha; Thời hạn thuê đất đến hết ngày 16/9/2011.

Có mặt tại hiện trường những ngày qua, PV nhận thấy khu vực khai thác đất tại đây như là một biển nước rộng mênh mông. Sau khi khai thác đất xong, doanh nghiệp đã để lại rất nhiều hố sâu, nhiều khu vực trở thành hồ. PV đã trực tiếp dùng thước để đo độ sâu tại các hồ nước, kết quả những hồ này có độ sâu trung bình từ 2,5 đến 3m. Tiếp đó, PV đo một số điểm để kiểm chứng xem liệu Công ty Phương Đông Gia Lai khai thác đất có đúng với độ sâu được cấp phép. PV bất ngờ khi kết quả độ sâu đo được trung bình khoảng từ 14 đến 15m (?) đó là chưa kể độ sâu của các hồ nước tại đây.

Ngoài ra, tại khu vực trên không có hàng rào chắn, dây cảnh báo, chỉ có 2 biển cảnh báo ghi “Ao hồ sâu cấm đánh bắt, bơi lội”. Nguy hiểm hơn, xung quanh các hồ nước này là đồi núi, nhiều điểm tại đây xuất hiện “hàm ếch”, có dấu hiệu bị sạt lở, nếu có mưa lớn thì đất đá rất dễ sập xuống. Cách khu vực mỏ đất trên không xa, PV ghi nhận có nhiều các cháu nhỏ thường xuyên chăn thả dê tại đây, nếu không may rơi xuống khu vực trên thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

tm-img-alt

PV đã trực tiếp dùng thước để đo độ sâu tại các hồ nước, kết quả những hồ này có độ sâu trung bình từ 2,5 đến 3m.

tm-img-alt

Xung quanh các hồ nước này là đồi núi, nhiều điểm tại đây xuất hiện “hàm ếch”, có dấu hiệu bị sạt lở, nếu có mưa lớn thì đất đá rất dễ sập xuống.

Trách nhiệm của UBND huyện Phú Thiện đến đâu?

Liên quan đến việc trên, Môi trường và Đô thị đã đăng tải bài viết “Gia Lai: Báo động tình trạng "chảy máu" tài nguyên khoáng sản” phản ánh việc Công ty Phương Đông trong quá trình hoạt động làm ảnh hưởng đến người dân tại đây.

tm-img-alt

Hơn 1 năm nay, UBND huyện Phú Thiện vẫn chưa hồi âm những nội dung mà PV để lại ngày 1/7/2021 theo như yêu cầu của Huyện này.

Để kịp thời thông tin đến bạn đọc, ngày 1/7/2021, PV đăng ký làm việc với UBND huyện Phú Thiện và Phòng TN&MT huyện. Tại đây, bộ phận văn thư của 2 đơn vị đều đề nghị PV để lại nội dung làm việc và sẽ phản hồi thông tin lại sau.

Tuy nhiên hơn 1 năm nay, thay vì phản hồi những nội dung mà PV để lại ngày 1/7/2021 theo đề nghị của cơ quan chức năng thì đến nay UBND huyện Phú Thiện vẫn chưa có động thái tổ chức làm việc hay phản hồi những nội dung trên bằng văn bản để cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật.

tm-img-alt

Nếu xảy ra sự cố gây thiệt hại tài sản, tính mạng con người thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

Vấn đề được đặt ra ở đây: Việc Công ty Phương Đông dù đã hết thời hạn thuê đất để khai thác đất cấp phối nhưng doanh nghiệp lại không hoàn thổ, trả lại hiện trạng ban đầu của đất thì có đúng quy định? Ngoài ra, trách nhiệm của UBND xã Ia Sol và UBND huyện Phú Thiện trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản đến đâu khi để xảy ra sự việc trên? Và nếu xảy ra sự cố như sạt lở đất, người hay động vật rơi xuống nơi đây làm thiệt hại tài sản, tính mạng con người thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

Đề nghị UBND tỉnh Gia Lai cần sớm kiểm tra và xử lý thông tin trên. Ngoài ra cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai cần làm rõ trách nhiệm của tập thể, các cá nhân khi để xảy ra tình trạng trên.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Một số hình ảnh PV Môi trường và Đô thị ghi nhận:

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Nguy hiểm từ những “hố nước tử thần” lơ lửng trên núi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.