Thứ năm, 25/04/2024 16:53 (GMT+7)

Gia Lâm: Hàng loạt nhà xưởng vô tư “mọc” trên đất nông nghiệp

MTĐT -  Chủ nhật, 16/02/2020 14:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hàng nghìn m2 đất nông nghiệp thuộc địa bàn xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội đang bị “biến tướng” thành nhà hàng ăn uống, nhà xưởng tập kết gốm sứ, hàng hóa.

Đặc biệt, tình trạng này đã tồn tại và diễn biến phức tạp trong thời gian dài. Thế nhưng, từ cấp huyện đến cấp xã, dường như “cố tình chậm trễ” trong xử lý để cho những công trình này ngang nhiên tồn tại, khiến người dân vô cùng bức xúc.

Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa cũng đã làm cho quỹ đất của xã Đa Tốn đặc biệt là đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhường chỗ cho các công trình, dự án, đường lộ liên tỉnh. Điều này góp phần không hề nhỏ đến sự phát triển chung của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những vấn đề không được giải quyết dứt điểm, gây ra nhiều băn khoăn, bức xúc cho người dân.

Hàng loạt nhà xưởng được xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn xã Đa Tốn.

Cụ thể, theo phản ánh của người dân, hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp được cho thuê xây dựng thành các nhà xưởng kiên cố với mục đích làm kho chứa hàng và kinh doanh nằm ngay cạnh trường THPT Nguyễn Văn Cừ.

Ghi nhận phản ánh, phóng viên Báo điện tử Xây dựng nhận thấy: Khu vực cạnh trường THPT Nguyễn Văn Cừ hiện có hàng chục nhà xưởng có quy mô khủng nằm trên hàng ngàn mét vuông đất được cho là đất nông nghiệp; bên trong tập kết gốm sứ, hàng hóa. Một số nhà xưởng được xây dựng chắc chắn bằng tường gạch, lợp mái bằng tôn sắt, nền bê tông kiên cố. Nhiều nhà xưởng còn được dựng bằng khung sắt, mái tôn.

Ông H - người dân sinh sống trên địa bàn thôn Khoan Tế, xã Đa Tốn cho biết: “Việc xây dựng nhà xưởng tại khu vực này đã diễn ra từ lâu. Tại sao đất nông nghiệp mà lại được xây nhà xưởng làm nơi tập kết hàng hóa, kinh doanh như vậy? Phải chăng đã có tiêu cực trong vấn đề này?”

Cũng tại địa bàn xã Đa Tốn, theo người dân phản ánh một nhà hàng được xây dựng trên đất nông nghiệp, vốn là đất công điền do UBND xã Đa Tốn quản lý ngang nhiên hoạt động rầm rộ.

Nhà xưởng nằm tiếp giáp với đường giao thông dân sinh. Xe ô tô tất nập ra - vào bốc, chở hàng.

Tìm hiểu được biết, theo Quyết định số 5176/QĐ-UBND ngày 12/07/2018, UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) phê duyệt phương án điều chỉnh bổ sung dự án “Cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển kinh tế trang trại kết hợp với dịch vụ xứ Đồng Quán Đỏ 1, thôn Khoan Tế, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm”. Thời gian thực hiện phương án là 20 năm, chia làm 04 chu kỳ, mối chu kì 5 năm, chu kỳ thứ nhất tính từ ngày 24/10/2013. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà cho đến nay phương án này vẫn không được thực hiện.

Nhà hàng Thắng Còi được xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp với nhiều hàng mục phục vụ kinh doanh, vui chơi, ăn uống.

Tìm hiểu thêm được biết, ngày 01/01/2019, UBND xã Đa Tốn ký hợp đồng cho thuê đất với bà Lưu Thị Bình. Khu đất trên có diện tích 9524m2, nằm tại thửa đất số 52 tờ bản đồ số 22 (bản đồ thổ canh xã Đa Tốn vẽ năm 1993-1994), được cho thuê 5 năm, tính từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2024 với điều khoản: “…để sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, đồng thời không được xây dưng công trình, chỉ được xây dựng bờ ao để trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả... Bao gồm, 570m2 đã xây dựng theo phương án được phê duyệt điều chỉnh với giá 45.000 đồng/m2/năm và phần lớn là 8954m2 đất nông nghiệp với giá 5.500 đồng/m2/năm”.

Khi phê duyệt bổ sung thì chủ đầu tư được quản lý thêm mương thoát nước nằm ở giữa khu đất có diện tích 356m2 và thay đổi một số hạng mục công trình so với ban đầu. Tất cả các hạng mục phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và trưng bày sản phẩm mà không hề đề cập đến việc kinh doanh nhà hàng, ăn uống.

Tuy nhiên thực tế, theo khảo sát của phóng viên Báo điện tử Xây dựng thì trên khu đất này chỉ có rất ít hoạt động sản xuất nông nghiệp (chỉ trồng rất ít cây ăn quả…), phần nhiều đã bị bê tông hóa làm sân đỗ ô tô, khu vui chơi cho trẻ em và thêm vào đó là nhiều công trình có dấu hiệu sai phương án đã được duyệt. Điều này khiến dư luận không khỏi hoài nghi về việc: Chính quyền địa phương “chống lưng” cho một nhà hàng không phép tồn tại?

Liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng tại xã Đa Tốn, cũng như địa bàn huyện Gia Lâm. Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Theo báo Xây dựng

Bạn đang đọc bài viết Gia Lâm: Hàng loạt nhà xưởng vô tư “mọc” trên đất nông nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.