Thứ năm, 28/03/2024 20:17 (GMT+7)

Giá nước sạch sông Đuống: Dân cần được biết, giá cần được đấu thầu

MTĐT -  Thứ hai, 18/11/2019 14:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Qua sự cố nước sạch sông Đà, có nhiều tranh luận nóng về cơ chế đầu tư minh bạch nước sông Đuống của Hà Nội.

Dư luận phản ứng vì thiếu thông tin rõ ràng

Theo báo Lao Động, thông tin Hà Nội chấp thuận giá mua từ nhà máy nước sạch sông Đuống là 10.246 đồng/m3, lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm thu hút rất lớn sự quan tâm từ phía dư luận. Người dân phản ứng trước giá nước sông Đuống không chỉ vì mức giá này cao gấp đôi so với bình thường mà còn vì người dân không cảm thấy minh bạch và “rõ ràng là có sự không minh bạch ở đây”.

Một trong những cơ chế kiểm soát để minh bạch là có sự tham gia của kiểm toán. Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, vì nước liên quan đến cộng đồng và là tài nguyên của quốc gia nên kiểm toán được là điều tốt.

Tuy nhiên, đối tượng kiểm toán nhà nước được quy định trong luật là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán. Đối với đầu tư tư nhân, doanh nghiệp tư nhân tự bỏ vốn 100% thì kiểm toán không vào được.

Bên hành lang Quốc hội, nêu quan điểm về vấn đề này, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Đoàn Quảng Trị) - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho rằng, việc đặt vấn đề tăng giá nước trong thời điểm vụ đổ trộm dầu thải vào nguồn nước sông Đà đang còn nhiều nghi vấn chưa được làm rõ… là không hợp lý. Ngoài ra, dịch vụ cung ứng nước sạch là một loại dịch vụ công, nên việc tăng giá cần có lý giải hợp lý và minh bạch thông tin.

“Người dân chỉ biết rằng một mét khối nước sạch đạt tiêu chuẩn thì hết bao tiền và giá đó không thể đứng cao hơn mặt bằng chung. Mặt bằng chung hiện nay, giá nước sạch chỉ 7.000 đồng/m3, mà Nhà máy nước mặt sông Đuống lại tăng thêm hơn 3.000 đồng/m3 là quá cao, phải có giải thích hợp lý để người dân giám sát. Nếu tăng thì phải có lý giải thuyết phục và minh bạch” - đại biểu Đỗ Văn Sinh nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu này, người dân phải trả tiền để mua nước thì nhà máy phải cung cấp thông tin, đặc biệt là các danh mục đầu tư công hoặc các dịch vụ công mà Nhà nước xã hội hóa. Nếu việc tăng giá nước sạch không minh bạch sẽ dễ xảy ra nhiều bất cập khiến người dân không tin tưởng.

Đại biểu Đoàn Quảng Trị cũng cho rằng, phải mời cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về giá nước để làm rõ thông tin, cũng như cách tính giá nước hiện nay. Việc này sẽ góp phần tăng cường sự minh bạch, để nhận được sự tin tưởng, đồng thuận của người dân.

Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho hay, nước là nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu. Nếu có hiện tượng bất hợp lý khi tăng giá nước, cơ quan kiểm toán phải vào cuộc tính toán xem giá nước như thế có hợp lý hay không?

“Phải tính từ chủ trương đầu tư, thiết kế, công suất, các vấn đề có liên quan đến vốn và hoạt động công suất của nhà máy đó xem cách tính mức giá nước cho người dân như thế đã phù hợp chưa?” - đại biểu Hòa nói.

Cần minh bạch về giá nước sạch sông Đuống

Trách nhiệm của người đứng đầu

Theo báo Tiền Phong, trao đổi với cử tri Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định không có lợi ích nhóm cũng không bù giá cho nước sông Đuống? 

Cá nhân tôi và nhiều người cũng không loại trừ yếu tố “lợi ích nhóm, sân sau” của một nhóm người nào đó. Tất nhiên, ở đây chỉ là không loại trừ thôi chứ không thể khẳng định có hay không có lợi ích nhóm. Chính vì thế, Hà Nội cần công khai minh bạch, làm rõ điều này.

Chuyện của thị trường là thuận mua vừa bán, nhưng giá 10 nghìn đồng mỗi m3 nước tạm tính khiến nhiều người nghĩ đến câu chuyện BOT giao thông vừa qua. Ông thấy sao về điều này?

Tôi đặt câu hỏi ngược lại, vì sao lại tạm tính? Tạm tính nhưng có thu tiền không? Nếu tạm tính mà vẫn thu tiền thì cơ quan nào chịu trách nhiệm khi người dân phải gánh chịu mức giá đó? Việc thanh tra, giám sát, kiểm toán phương án tạm tính này có được thực hiện không, hay lại cứ im ỉm, rồi cứ thế bán với mức giá đó. 

Chính vì vậy, cơ quan kiểm tra, thanh tra, và nếu có thể cả cơ quan kiểm toán vào cuộc, xem việc tạm tính giá nước như vậy có phù hợp thực tiễn hay không. Cũng không loại trừ, giá tạm tính thấp hơn giá thị trường, doanh nghiệp phải bù lỗ, thì cũng phải có phương án để đảm bảo sự công bằng cho doanh nghiệp. Còn ngược lại, nếu giá tính quá cao thì cũng phải làm rõ, kiến nghị hạ giá xuống. Cũng giống như BOT giao thông, sau khi kiểm toán vào cuộc, đã kiến nghị giảm nhiều năm thu phí, và nhiều trạm đã phải hạ mức phí. 

Với BOT giao thông, nếu không thích người dân có quyền lựa chọn, không sử dụng, còn với nước sạch thì khác, dân không thể thích mua chỗ nào cũng được. Đừng biến người dân thành “con tin”, buộc phải trả tiền mua nước với bất cứ giá nào.

Làm gì để minh bạch giá nước

Ông Lê Đình Thăng - Kiểm toán trưởng Kiểm toán chuyên ngành III - cho biết, do những quy định của luật nên hiện tại kiểm toán nhà nước chưa thể tiến hành kiểm toán tại khu vực này. Theo đó, các định nghĩa về tài chính công, tài sản công hiện nay chưa thực sự rõ ràng, dẫn đến việc một số doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào công trình công nhưng lại không được xếp vào đối tượng kiểm toán, gây khó khăn cho cơ quan kiểm toán nhà nước tham gia kiểm toán vấn đề này.

“Công ở đây phải hiểu là lợi ích công, lợi ích cho đa số mọi người. Một nhà máy cung cấp nước là công trình đầu tư công, mặc dù là do tư nhân đầu tư, bởi vì, đầu tư công không có nghĩa là vốn công. Vốn tư nhưng đầu tư vào lợi ích công thì vẫn là công và phải chịu sự kiểm soát của nhà nước, bởi nó ảnh hưởng đến lợi ích chung của mọi người” - ông Thăng phân tích.

Không chỉ có nhà máy nước, tất cả các công trình, dự án liên quan đến lợi ích của nhiều người thì đều cần phải minh bạch. Và muốn thể chế minh bạch thì cần phải có cơ chế kiểm soát của nhà nước. Một trong những cơ chế kiểm soát là có sự tham gia của kiểm toán. Điều này đảm bảo việc tính giá dịch vụ công được minh bạch, không có việc lấn át lợi ích, đồng thời đảm bảo hài hoà lợi ích giữa những người hưởng dịch vụ công và những doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ công ấy.

Còn theo ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính VAFI - qua việc này, tôi nhận thấy cán bộ quản lý liên quan đến lĩnh vực này lộ nhiều yếu kém khi không tham mưu cho thành phố những phương án phù hợp.

Những vấn đề liên quan đến sản phẩm công ích như điện, nước, giá xe bus... đều cần được đấu thầu thực sự, công khai, minh bạch. Qua đây, chính quyền cũng chọn được nhà đầu tư có tiềm lực...

Nguyễn Mai

Bạn đang đọc bài viết Giá nước sạch sông Đuống: Dân cần được biết, giá cần được đấu thầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.