Thứ sáu, 19/04/2024 19:58 (GMT+7)

Giá xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt chưa rõ ràng

Khánh Dung -  Thứ bảy, 18/06/2022 16:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nên ưu tiên lựa chọn các nhà đầu tư trong nước vào các dự án đốt rác phát điện.

tm-img-alt
Nhà máy điện rác Seraphin (Sơn Tây, Hà Nội) có công suất xử lý 1.500 tấn rác khô/ngày, vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng.Với công suất đó, Nhà máy sẽ giúp giảm tỷ lệ chôn lấp rác của Thành phố từ 100% xuống 3%.  Nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại châu Âu để đốt rác tận thu nhiệt phát điện với chỉ tiêu khí thải, khói thải sau đốt đạt tiêu chuẩn khí thải EU 2010/75/EC, nghĩa là như khí trời tự nhiên; chỉ tiêu nước thải xử lý đạt cột A 2014/BTNMT được tuần hoàn và tận thu, không thải ra ngoài nhà máy; không phát tán bụi, tiếng ồn, mùi… ra môi trường bên ngoài. Để xây dựng nhà máy điện rác Seraphin, AMACCAO sử dụng 100% vốn đầu tư xã hội hoá, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước./.

Tại buổi toạ đàm: “Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt” do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức đầu tháng 6/2022 mới đây, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các đơn vị trực tiếp làm công tác vận chuyển, thu gom, xử lý chất thải đã nêu nhiều ý kiến về thực trạng, cách tính chi phí thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, các Bộ ngành có liên quan cần nghiên cứu ban hành phương pháp, quy trình xác định quản lý chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt để các địa phương xây dựng, điều chỉnh đơn giá nhanh chóng, thuận tiện. Cần có quy định cụ thể về mức thu, tỷ lệ hỗ trợ, bù đắp từ ngân sách địa phương thống nhất trên cả nước với từng loại đô thị. Quy định khoản bù trừ đối với trường hợp thất thu.

tm-img-alt
Nhà máy xử lý chất thải rắn Cần Thơ có tổng mức đầu tư 1.054 tỷ đồng, bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2018, công suất xử lý 400 tấn rác/ngày, tạo ra hơn 113 triệu Kwh điện. Hiện nay, nhà máy tiếp nhận khoảng 520 tấn/ngày rác tươi xử lý bằng công nghệ đốt, phát điện với công suất 7,5 MW. Phạm vi nhà máy tiếp nhận chất thải rắn và xử lý rác thải của 6 quận, huyện (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và huyện Thới Lai)

Đại diện của Tập đoàn Amacao cho rằng, tồn tại của giá xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt (cả đốt tiêu hủy và đốt phát điện) tại thông tư 07- Bộ Xây dựng  còn chưa rõ ràng dẫn đến hạn chế trong đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt (XLRTSH ) và trong hợp đồng dịch vụ XLRTSH giữa nhà đầu tư với các địa phương.

Cụ thể, hiện chưa có hướng dẫn cụ thể nào của Chính phủ và các Bộ, ngành ngoài thông tư 07 của Bộ Xây dựng về giá XLRTSH bằng phương pháp đốt (cả đốt tiêu hủy - tức là đốt bằng công nghệ nội địa thông thường không thu hồi nhiệt và đốt thu hồi nhiệt phát điện ) .

Hơn nữa mỗi dự án, mỗi địa phương  có các dự án XLRTSH bằng phương pháp đốt lại có giá khác nhau: dao động trong mức 370.000đ/tấn đến 450.000đ /tấn đối với đốt rác bằng phương pháp tiêu hủy (không thu hồi nhiệt) và từ 21 USD đến 23 USD /tấn đối với đốt rác phát điện.

Tuy nhiên đối với đốt rác phát điện ( thu hồi nhiệt ) thì đều kí dưới dạng tạm tính. Đặc biệt, các địa phương rất lo lắng và khó khăn trong việc ấn định giá XLRTSH bằng phương pháp đốt phát điện ( loại công nghệ chính đang được phát triển hiện nay , bởi công nghệ đốt không phát điện đã bộc lộ nhiều bất cập và trục trặc, có tới 90% dự án đốt tiêu hủy đã không vận hành được hoặc vận hành thường chỉ đạt 50% công suất thiết kế mà thường xuyên hỏng hóc, các chỉ tiêu Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, nên hiện nay hầu hết đã chuyển sang phương pháp đốt phát điện.)

Vấn đề giá đốt rác sinh hoạt phát điện hiện nay đang bối rối trên tất cả các dự án. " Chúng tôi được biết 100% dự án để ngỏ vấn đề này và chỉ tạm tính. Đây là hạn chế lớn làm các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý tại các địa phương đều khó khăn) nhất là sau câu chuyện các vật tư y tế và thiệt bị y tế vừa rồi có nhiều quan chức và doanh nghiệp bị vào vòng lao lý. Nên chúng tôi kiến nghị : Hiện vấn đề XLRTSH tại các địa phương đô thị đang rất bức xúc, cần đẩy nhanh công tác đầu tư xử lý, do các bãi chôn lấp hay các nhà máy đã lạc hậu và đang gây bức xúc lớn trong nhân dân do ô nhiễm. Nhưng vì tồn tại vấn đề giá rác cơ sở để đấu thầu và đàm phán giá lại như đã nêu trên đã làm hạn chế vấn đề này". Đại diện Tập đoàn Amacao chia sẻ.

Một số đề xuất:

Thông qua buổi tọa đàm  “Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt”, Đại diện Tập đoàn Amacao đề xuất một số nội dung sau:

1.Cần có hành lang pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước nhằm mạch lạc cách định giá và đàm phán giá cho dịch vụ này

- Hiện giá XLRTSH bằng phương pháp đốt phát điện trên thế giới cũng có nhiều mức do phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như :

+ Phụ thuộc vào công suất. Càng nhiều giá càng rẻ.

+ Phụ thuộc chất lượng rác (nhiệt trị của rác): rác của nước càng giàu, khí hậu càng khô thì rác càng có nhiệt trị cao - nó như than nên phát được nhiều điện và do đó giá XLRTSH càng giảm .

+ Phụ thuộc vào tiêu chuẩn khí thải

+ Phụ thuộc vào giá vật tư và công nghệ mỗi nước.

+ Phụ thuộc vào tính chất rác: phân loại hay không phân loại .

-  Cụ thể: ở các nước châu Âu giá XLRTSH bằng phương pháp đốt phát điện trung bình từ 35 - 45 Euro /tấn.

- Giá của Singapore, Hồng Kông hay Đài Loan khoản 29-32 USD/tấn.

-Giá của Trung Quốc (do rác tốt nhiệt trị cao) và quy mô rác lớn (từ 1500tấn - 4000 tấn / 01 cơ sở xử lý) do lợi thế quy mô nên giá đốt rác phát điện Trung Quốc từ 20- 27 USD /tấn.

- Tuy nhiên cũng còn tùy vào tiêu chuẩn khí thải là theo tiêu chuẩn châu Âu hay tiêu chuẩn của nước sở tại.

Đối với Việt Nam, đa số các đô thị nhỏ hơn Trung Quốc. Quy mô nhỏ, không có lợi thế quy mô, hơn nữa rác Việt Nam chất lượng kém: nhiệt trị thấp, không phân loại ,đặc biệt đa số công nghệ phải nhập khẩu nên suất đầu tư cao: nên giá xử lý thông thường phải từ 22 - 28 USD /tấn làm cơ sở đấu thầu là phù hợp .
Chúng tôi nhận thấy cũng cần có hành lang pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước nhằm mạch lạc cách định giá và đàm phán giá cho dịch vụ này sớm nhất để các nhà đầu tư và cơ quan quản lý môi trường các tỉnh, thành có hành lang pháp lý cho vấn đề này .

2. Nên ưu tiên lựa chọn các nhà đầu tư trong nước vào các dự án đốt rác phát điện.

- Theo khảo sát của chúng tôi, thống kê thì tại Việt Nam, hiện nay đang cấp phép cho khoảng 10 nhà máy đốt rác phát điện trong đó có tới khoảng 6-7 nhà đầu tư là Nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Cụ thể : Hà Nội cấp phép cho Thiên Ý 4000 tấn (chiếm tới 60% lượng rác Hà Nội); Phú Thọ cũng cấp cho Nhà đầu tư Trung Quốc, 100% lượng rác Phú Thọ; Huế chúng tôi cũng được biết đang đàm phán với Nhà đầu tư Trung Quốc; Thanh Hoá cũng đã cấp phép cho Nhà đầu tư Trung Quốc; Cần Thơ, Nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang vận hành; Đà Nẵng có 1 nhà máy nhỏ cũng đang đàm phán với Nhà đầu tư Trung Quốc…Chúng tôi chưa nói đến nhà máy tại Hải Dương Nhà đầu tư Trung Quốc đã triển khai nhưng người dân họ phản đối hay một loạt các Nhà máy khác là bóng dáng của Nhà đầu tư Trung Quốc đang săm soi để đấu thầu đấu giá cũng khoảng chục dự án nữa mà chúng tôi đang thấy.

Đây là vấn đề lớn mà Tập đoàn Amacao chỉ à một Nhà đầu tư trong nước, cũng muốn thông qua buổi tọa đàm do Báo Môi trường và đô thị Việt Nam tổ chức để kiến nghị tới các các công ty xử lý rác thải trên địa bàn cả nước, các cơ quan truyền thông và đặc biệt các cơ quan quản lý nhà nước. Chúng ta cần cân nhắc có nên chăng, chúng ta cần tạo điều kiện cho Nhà đầu tư trong nước như Tập đoàn Amacao. Việc này chúng tôi cho rằng sẽ có những lợi ích như sau:

2.1 Công nghệ: Công nghệ vê đốt rác và XLRT thì hiện nay trên thế giới có khoảng 20 nhà phát triển loại công nghệ này, đặc biệt là loại đốt rác phát điện nguyên khối (tức không phân loại) thì đã hàng nghìn nhà máy với chục nhà phát triển công nghệ. Các Nhà đầu tư trong nước có tiền, có tầm, có tâm, có lịch sử tốt như AMC Chúng tôi không khó khăn gì để mua các công nghệ này cả và chúng tôi có quyền lựa chọn. Như chúng tôi đang làm các dự án hơn 3000 tấn tại Sơn Tây, Hà Nội rất đơn giản chứ không phải chúng ta đừng nhầm tưởng công nghệ đốt rác phát điện chỉ có một ông này mà có rất nhiều nhà phát triển công nghệ họ bán công nghệ. Chúng ta có tiền là đầu tư được. Vì vậy chúng tôi đề xuất nên tạo điều kiện cho Nhà đầu tư trong nước có năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm, có năng lực thực hiện các dự án như chúng tôi để ưu tiên Nhà đầu tư trong nước

2.2.Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có vấn đề gì cần tranh luận với nhà đầu tư sẽ dễ hơn.

2.3, Đề nghị Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ TNMT, UBND các tỉnh, thành phố tiếp thu khi sửa đổi, bổ sung Luật đấu thầu làm sao để mức đầu tư, loại hình đầu tư nên ưu tiên đấu thầu trong nước, không đấu thầu quốc tế nữa. Để các nhà đầu tư trong nước như Tập đoàn Amacao có cơ hội vào các dự án mà sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn để trả cho phí dịch vụ như XLRT, XLNT hay kể cả các dự án khác tương tự như thế này.  Vì toàn bộ tiền của người Việt chúng ta nên trả, nên dành cho các doanh nghiệp Việt. Không phải chỉ mình Amacao ,mà còn cả các Nhà đầu tư Việt khác/.

Bạn đang đọc bài viết Giá xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt chưa rõ ràng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...