Thứ bảy, 20/04/2024 16:00 (GMT+7)

Giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả đối với tài nguyên nước Tây Nguyên

MTĐT -  Thứ hai, 06/09/2021 17:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một số giải pháp công nghệ giúp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước vùng Tây Nguyên.

Tây Nguyên, với thế mạnh về lâm nghiệp không vùng nào sánh bằng, ngoài ra vùng đất này cònvà có nhiều tiềm năng kinh tế lớn khác, trong đó có nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như cà phê, hồ tiêu, cao su. Vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng kinh tế của vùng Tây Nguyên là việc tạo nguồn nước và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nước. Bài báo giới thiệu một số giải pháp công nghệ thủy lợi phục vụ phát triển bền vững khu vực này.

Mở đầu

Tây Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên toàn vùng hơn 54 nghìn kmlà một trong hai vùng sản xuất hàng hoá nông sản xuất khẩu lớn nhất của cả nước (sau Đồng bằng sông Cửu Long). Mặc dù dân số toàn vùng chỉ vào khoảng hơn 5 triệu người, nhưng là vùng có nhiều tiềm năng ưu thế để phát triển kinh tế và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng của đất nước.

Về phân bố sử dụng đất, đất nông nghiệp đang sử dụng khoảng 1,6 triệu ha, lâm nghiệp khoảng 3 triệu ha. Vùng kinh tế Tây Nguyên ngoài thế mạnh về lâm nghiệp không một vùng nào sánh bằng, nó còn có nhiều tiềm năng kinh tế to lớn khác. Trong đó, có nhiều vùng chuyên canh các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như cà phê, hồ tiêu, cao su. Vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng kinh tế của vùng Tây Nguyên là việc tạo nguồn nước và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nước. Trong nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ đã rất quan tâm giải quyết vấn đề này, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được giải quyết một cách căn cơ.

Các công trình tạo nguồn nước ở khu vực Tây Nguyên chủ yếu là các hồ chứa vừa và nhỏ. Trong những năm trước đây các công trình này được xây dựng chủ yếu nhằm mục đích phục vụ tưới cho lúa, cà phê và một số loại cây trồng khác. Tuy nhiên, qua quá trình thực tế khai thác, vận hành, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của các ngành kinh tế, xã hội trong khu vực đã nảy sinh các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Ngoài nhiệm vụ cấp nước tưới, các hồ chứa vừa và nhỏ hiện nay còn kết hợp với nhiệm vụ cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, cải tạo môi trường... Do đặc điểm tự nhiên và đặc thù của vùng, các công trình hồ chứa ở Tây Nguyên đã được xây dựng với số lượng khá lớn, trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế nên không được thường xuyên nâng cấp hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng cao của các đối tượng dùng nước dẫn đến các công trình thủy lợi hồ chứa vừa và nhỏ ở Tây Nguyên chưa phát huy hết hiệu quả khai thác so với tiềm năng vốn có. Do vậy, các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác tổng hợp các hồ chứa vừa và nhỏ là vấn đề quan trọng, cấp thiết.

Một số giải pháp khoa học và công nghệ

Để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên nói chung một cách mạnh mẽ và bền vững, bên cạnh việc quy hoạch, tái cơ cấu cây trồng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế vùng, vấn đề hết sức quan trọng là phải đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm chủ động hơn trong quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước. Dưới đây là một số giải pháp công nghệ là kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trong thời gian qua có thể xem xét ứng dụng cho khu vực Tây Nguyên đề giải quyết vấn đề nêu trên.

Các giải pháp công nghệ tạo nguồn

Công nghệ xây dựng, nâng cấp và bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện:

Công nghệ xây dựng hồ, đập: đập cao su một công trình thủy lợi có khả năng ngăn nước, xả lũ, điều tiết mực nước và lưu lượng chảy qua. Đặc biệt dạng công trình này có thể sử dụng để tăng dung tích hồ vào mùa kiệt và đảm bảo khả năng tháo vào mùa mưa cao. Với các công trình hồ chứa vừa và nhỏ ở Tây Nguyên có thể áp dụng nhằm tăng dung tích hữu ích của các hồ vào cuối mùa mưa bằng cách xây dựng trên tràn xả lũ. Ngoài ra, có thể áp dụng đập cao su tích hợp bơm thủy luân để có thể nâng cao mực nước, tăng dung tích cho các hồ chứa để có thể cấp nước cho mùa khô hạn.

Đối với các công trình có quy mô lớn, ngoài các giải pháp công nghệ truyền thống có thể xem xét áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn.

Công nghệ Jet grouting xử lý nền đê, đập và chống thấm: nghiên cứu hiện trạng các đập đất đã xây dựng ở Tây Nguyên cho thấy, số đập hư hỏng do thấm gây ra chiếm 75% số đập phải sửa chữa. Việc sử dụng công nghệ Jet grouting để chống thấm là giải pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí, không cần phải rút cạn nước trong hồ trong quá trình thi công. Công nghệ này đã được áp dụng thành công cho hàng chục công trình như: chống thấm cho đập Hao Hao (Thanh Hóa), Cống Tắc Giang (Hà Nam), Hồ Nà Zanh (Cao Bằng), Đê quây thủy điện Sơn La...

tm-img-alt
Chống thấm cho đập Hao Hao (Thanh Hóa) bằng công nghệ Jet grouting.

Ngoài ra, các công nghệ kiểm tra, diệt mối đê đập đảm bảo an toàn công trình thủy lợi đã được Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nghiên cứu, ứng dụng thành công đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo an toàn cho hàng nghìn tuyến đê, đập trong phạm vi cả nước.

Công nghệ tạo nguồn nước cấp nước quy mô nhỏ: công nghệ cấp nước bằng hệ thống lấy nước kiểu đập ngầm và hào thu nước kết hợp băng thu nước water belt (tiết kiệm tới 40% kinh phí đầu tư so với các giải pháp hiện có) là một giải pháp hữu hiệu, tiên tiến, hợp vệ sinh nhất cho vùng cao hiện nay. Công nghệ này đã được áp dụng thành công tại hàng chục công trình ở các vùng đất thiếu nước trên phạm vi cả nước.

tm-img-alt
Công nghệ cấp nước kiểu đập ngầm.

Giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất từ các hồ chứa: khu vực Tây Nguyên với nhiều đặc thù riêng, lượng nước mưa, nước mặt trong mùa mưa có trữ lượng rất lớn, thường chảy tràn và tiêu thoát gây nên lãng phí tài nguyên, trong khi mùa khô lại thiếu nước trầm trọng ở nhiều nơi. Việc lựa chọn giải pháp lưu trữ nước trong các tầng chứa nước ngầm là giải pháp tính khoa học và thực tiễn cao. Nguồn bổ cập sử dụng lượng nước trên mực nước dâng bình thường của các hồ chứa vừa và nhỏ trên địa bàn Tây Nguyên.

Công nghệ, thiết bị thủy lợi: các loại bơm hút sâu, đẩy cao, bơm trượt trên ray, bơm thủy luân, bơm va đã được Viện nghiên cứu thành công và ứng dụng tại hàng trăm công trình trong phạm vi cả nước, phục cấp nước tưới và sinh hoạt đặc biệt là các vùng núi cao, trung du và các vùng khan hiếm nước.

tm-img-alt
Bơm hút sâu với cột hút 6-8 m, bơm trượt trên ray.

Công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước

Công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm cho cây trồng cạn đã được Viện nghiên cứu trong nhiều năm qua, trong đó tập trung vào nghiên cứu chế tạo một số thiết bị tưới, thiết kế hệ thống tưới và xây dựng các sổ tay hướng dẫn chế độ tưới tiên tiến tiết kiệm cho các cây trồng cạn chủ lực có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, cam... Bên cạnh đó, công nghệ tự động hóa công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi sẽ góp phần quản lý việc sử dụng nước hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

Thay cho lời kết

Tây Nguyên là vùng đất có khối lượng nước mưa khá dồi dào, tập trung chủ yếu vào mùa mưa, nhưng ít có khả năng lưu trữ cho mùa khô, lượng nước cấp thường bị thiếu hụt, diện tích bị hạn lớn ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Có nhiều các công trình thủy lợi, hồ chứa vừa và nhỏ ở Tây Nguyên được xây dựng từ nhiều năm trước đây đã hết thời gian khai thác, nhiều hạng mục xuống cấp, hoặc có những công trình do khả năng đầu tư có hạn, bị thiếu, bị khiếm khuyết, thêm vào đó là những tác động của yếu tố tự nhiên và xã hội... nên chưa phát huy hết năng lực vốn có dẫn đến khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt còn hạn chế, tồn tại.

Để góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn cho vùng, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, với mỗi giải pháp đã nêu trước khi áp dụng cho một công trình cụ thể cần phải có những khảo sát, đánh giá về khả năng áp dụng và so sánh hiệu quả kinh tế để đạt được hiệu quả cao nhất về cả kỹ thuật lẫn kinh tế./.

GS.TS Trần Đình Hòa, PGS.TS Nguyễn Thanh Bằng

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả đối với tài nguyên nước Tây Nguyên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo vjst.vn

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ