Thứ năm, 28/03/2024 18:40 (GMT+7)

Giải pháp nào cho những dự án bỏ hoang hàng nghìn ha?

MTĐT -  Thứ năm, 10/10/2019 12:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hàng loạt dự án bỏ hoang với diện tích lên đến hàng nghìn ha đang "chiếm" đất hàng chục năm nay mà vẫn chưa có cách xử lý triệt để.

Nhiều dự án quy mô lớn bỏ hoang hàng chục năm

Trong nhiều năm nay, dư luận bức xúc trước việc hàng trăm dự án đất bỏ hoang cả chục năm, hàng nghìn ha đất chỉ dùng để... nuôi cỏ và bị sử dụng làm bãi gửi xe, rửa xe, sân bóng... Trong khi đó, quỹ đất để xây dựng các công trình công cộng, dự án trường học lại trong tình trạng thiếu trầm trọng.

Riêng tại Thủ đô Hà Nội, việc sáp nhập Hà Tây về Hà Nội để mở rộng Thủ đô khiến hàng loạt dự án được sinh ra. Những mảnh ruộng lâu đời của người nông dân lần lượt biến thành các dự án "khủng" với mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, cho đến nay, rất nhiều dự án vẫn đang bị treo cả chục năm trời, những mảnh đất hoang, những ngôi nhà hoang xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Dự án đô thị gần 2000 ha ở Mê Linh (Hà Nội) bị bỏ hoảng hàng chục năm nay. (Ảnh: VnEpress)

Theo thông tin trên báo Giáo dục thời đại, kết quả giám sát của HĐND TP Hà Nội về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai cho thấy hiện có 383 dự án có dấu hiện vi phạm. Tiêu biểu nhất là các quận ven đô như: Hoài Đức (51 dự án), Mê Linh (50 dự án), Nam Từ Liêm (48 dự án), Hoàng Mai (25 dự án), Bắc Từ Liêm (23 dự án).

Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm đến dự án đô thị gần 2.000 ha tại huyện Mê Linh, Hà Nội bị bỏ hoang sau hơn 10 năm. Thay vì một dự án đô thị hiện đại với hệ thống nhà ở, tiện ích vượt trội cho người dân, thì giờ đây, khu đất rộng lớn ở Mê Linh vẫn là cánh đồng trơ trọi, được người dân đại phương tận dụng để... chăn nuôi bò.

Hồi tháng 4 năm nay, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng về việc kiểm tra những dự án khu đô thị bị bỏ hoang tại Mê Linh thì chủ đầu tư triển khai quây tôn xung quanh.

Một trong những dự án đầu tiên được triển khai tại Mê Linh, rộng 41 ha với quy hoạch hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề và chung cư hiện nay cũng chỉ có vài ngôi nhà được hoàn thiện và có người ra vào, còn lại đều đang bị bỏ hoang, cây cỏ mọc um tùm từ ngoài đường đên trong nhà.

Những căn biệt thự bỏ hoang trở thành, cỏ mọc um tùm từ ngoài vào trong.

Giải pháp nào cho những dự án nghìn tỷ không có người ở?

Theo VnExpress, nguyên nhân chính khiến cho tốc độ các dự án triển khai chậm chạp là do thị trường bất động sản đóng băng sau thời gian sốt nóng. Hậu quả của các dự án "chiếm" cả nghìn ha đất nhưng lại bị "đắp chiếu" tác động đến nhiều lĩnh vực như xã hội, kinh tế, môi trường...

Trong Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 23/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các dự án bất động sản, nhất là dự án nhà ở cao cấp đã có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư. Chỉ thị nêu rõ: "Đối với các dự án không triển khai, để đất hoang hóa hoặc triển khai chậm thì kiên quyết thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai".

Trao đổi với các cơ quan báo chí, GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT khẳng định: “Theo Luật Đất đai, dự án sau 12 tháng không triển khai là bị thu hồi. Sau 24 tháng không đúng tiến độ cũng phải thu hồi. Dự án chậm đến 10 năm không thay đổi quy hoạch thì cũng phải thu hồi mà thay đổi quy hoạch thì cũng phải thu hồi bởi vì 2 quy định khác nhau”.

Mới đây báo Dân Việt đưa tin, căn cứ các nhiệm vụ trong dự thảo Kế hoạch, theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng vừa có Báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện Nghị quyết số 83/2019/QH14 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, 3, 4, 5, 7, Quốc hội khóa XIV.

Trong báo cáo, Bộ Xây dựng cho biết đang tập trung thực hiện cơ cấu lại thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia. Phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, “thổi giá”, “làm giá” để lừa đảo, trục lợi”. Rà soát, xử lý các khu dân cư tự phát, các dự án không có người ở.

Bộ Xây dựng sẽ tiến hành rà soát, xử lý những dự án không có người ở.

Cụ thể, Bộ Xây dựng tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cơ cấu hàng hóa bất động sản cho hợp lý, huy động nguồn lực đa dạng hơn, thông tin thị trường bất động sản công khai, minh bạch hơn để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 11; chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương khắc phục những yếu kém, tồn tại để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh trong thời gian tới.

 Q.T (tổng hợp)

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp nào cho những dự án bỏ hoang hàng nghìn ha?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.