Thứ sáu, 19/04/2024 11:02 (GMT+7)

Gian nan trong khâu quản lý, xử lý chất thải pin, ắc quy

MTĐT -  Thứ ba, 15/12/2020 08:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dù đã có quy định doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu hồi, xử lý loại rác thải nguy hại này nhưng việc triển khai gần như chưa được thực hiện, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tại Việt Nam, ước tính hàng năm có hàng trăm nghìn tấn pin, ắc quy thải bỏ từ các phương tiện giao thông cho đến các thiết bị, đồ gia dụng.

Theo quy định hiện nay, nhà sản xuất phải có trách nhiệm tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam; thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ; có trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm thải bỏ của mình; khuyến khích tiếp nhận sản phẩm cùng loại với sản phẩm mình đã bán ra thị trường mà không phân biệt nhãn hiệu hoặc nhà sản xuất; tiếp nhận để xử lý những sản phẩm thải bỏ của mình đã đưa ra thị trường do nhà sản xuất khác thu hồi được khi có yêu cầu.

Tuy nhiên, dù đã có quy định doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu hồi, xử lý loại rác thải nguy hại này nhưng việc triển khai gần như chưa được thực hiện, do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: Chi phí thu hồi, xử lý ắc quy thải hiện đã tiệm cận, thậm chí tốn kém hơn chi phí sản xuất ra ắc quy mới, nên các doanh nghiệp sản xuất ắc quy không mặn mà với việc thu hồi ắc quy thải; nhà sản xuất không cạnh tranh nổi với những người buôn “đồng nát” trong việc đến hang cùng ngõ hẻm để thu mua bình thải, nhiều cơ sở thu gom pin, ắc quy tại các điểm gara xe máy, ô tô, xe loa thu mua trong dân mà các cơ quan chức năng không quản lý được; chế tài với các vi phạm về ắc quy thải chưa đủ mạnh, chưa buộc các nhà sản xuất và nhập khẩu có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình...

Ông Bùi Văn Bình - Giám đốc một doanh nghiệp chuyên xử lý Chất thải nguy hại cho biết: Hiện nay, có các cơ sở thu gom pin, ắc quy tại các điểm gara xe máy, ô tô, xe loa thu mua trong dân mà các cơ quan chức năng không quản lý được. Sau khi thu gom, các cơ sở này bán cho các điểm tái chế, phía Bắc thường tập trung chủ yếu tại Lạc đạo, Hưng Yên. Các cơ sở này sau khi mua gom sẽ phân loại, tái chế nhựa, chì…

Pin và ắc quy chứa rất nhiều chất độc hại, đặc biệt là chì. Đây là kim loại nặng, đặc biệt độc hại đối với não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch của con người.  (Ảnh: Internet).

Theo thống kê từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, số lượng ôtô đang lưu hành tính tới tháng 9 năm 2020 là 3.971.388 chiếc. Lượng xe máy tuy không chính xác, nhưng theo ước tính của JAIF năm 2018 (Dự án xây dựng chiến lược An toàn giao thông với xe máy xây dựng bởi Quỹ hội nhập Nhật Bản - ASEAN) kết hợp với số liệu từ Cục Đăng kiểm, lượng xe máy đang lưu hành tính đến tháng 9/2020 vào khoảng 63,5 triệu chiếc (chưa kể xe đạp điện, xe máy điện). Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có hàng triệu loại ắc quy hết hạn sử dụng trở thành phế thải.

Pin và ắc quy chứa rất nhiều chất độc hại, đặc biệt là chì. Đây là kim loại nặng, đặc biệt độc hại đối với não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch của con người. Hợp chất chì có thể hấp thụ qua đường ăn uống và thở. Nhiễm độc chì sẽ gây hại đến các chức năng của trí óc, thận, gây vô sinh, sẩy thai và tăng huyết áp. Với trẻ em,  chì là mối nguy hại có thể làm giảm chỉ số thông minh.

Các kim loại nặng trong pin rất độc hại đối với con người,có khả năng gây ung thư và các vấn đề về sức khỏe khác. Có thể bạn sẽ sửng sốt khi biết lượng thủy ngân có trong một viên pin lớn bằng cúc áo có thể làm ô nhiễm 500l nước hoặc 1m3 đất trong vòng 50 năm.

Tuy nhiên việc thu gom không được quy định nên doanh nghiệp có muốn cũng chịu. Vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, rất cần có thêm chế tài đủ mạnh quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi doanh nghiệp để nhà sản xuất ắc quy, người dân có trách nhiệm trong việc thu hồi sản phẩm thải bỏ, tránh gây tổn hại đến môi trường.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Gian nan trong khâu quản lý, xử lý chất thải pin, ắc quy. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?