Thứ năm, 25/04/2024 16:08 (GMT+7)

Giữ sức khỏe cho người già trong dịp Tết

Sơn Hà -  Thứ tư, 11/01/2023 10:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tết Nguyên đán là dịp để mọi người được sum họp, đoàn viên... Vì vậy, những sinh hoạt thường ngày có nhiều thay đổi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nhất là người cao tuổi (NCT). Và việc đảm bảo sức khỏe cho NCT càng được nhiều gia đình quan tâm.

Tết đến, Xuân về. Đó là dịp các gia đình sum họp, thăm hỏi, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhưng những xáo trộn về nếp sinh hoạt, ăn uống, sự thay đổi của thời tiết làm tăng các nguy cơ về sức khỏe cho người cao tuổi (NCT). NCT thường mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, tiêu hóa…vì vậy chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của người cao tuổi rất cần được chú ý để đảm bảo sức khỏe sau những ngày vui Tết. Để chăm sóc sức khoẻ cho NCT dịp Tết này, chúng ta nên quan tâm chăm sóc các cụ như sau: 

1. Chế độ tập luyện thể dục, ngủ nghỉ trong dịp tết

Những ngày tết tránh thức khuya, cần ngủ tối thiểu 6 tiếng/ngày, buổi trưa cũng nên ngủ khoảng 30 - 60 phút. Trước lúc ngủ tối nên tập thể dục nhẹ nhàng giúp giấc ngủ sâu hơn. Nên chọn địa điểm thuận lợi để đi bộ, thư giãn và tận hưởng không khí ngày tết.

Trong những ngày thay đổi thời tiết, trời rét hay mưa phùn, NCT nên vận động ở trong nhà. Tập thể dục ở những nơi không bị gió lùa, mỗi ngày tập khoảng 60 phút, mỗi lần tập từ 15-20 phút. Những môn thể dục phù hợp là dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền, thiền…Những người bị bệnh về cột sống thoái hóa cột sống, cao huyết áp, tim mạch…cũng cần tham khảo ý kiến bác sỹ để lựa chọn môn thể thao phù hợp.

tm-img-alt
Người cao tuổi cần ăn uống khoa học để đảm bảo chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết. (Ảnh minh hoạ)

2. Quan tâm chế độ dinh dưỡng trong dịp tết

Nguyên tắc: không nên thay đổi quá nhiều, quá đột ngột về số lượng cũng như chất lượng bữa ăn, món ăn. Tránh ăn quá no, bữa chính nên ăn 80-90% so với thường ngày, bù phần thiếu vào các bữa ăn phụ, ăn thêm.

Hạn chế chất béo, chất bột đường, bánh kẹo và đồ uống có cồn. Hạn chế các món nguội, món để tủ lạnh, món quay, rán, nướng… là những món khó tiêu, dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Nên ăn đồ nóng, ăn mềm, các món ninh, hấp, luộc; ăn đủ rau xanh và hoa quả chín để tăng cường chất xơ, vitamin và chất khoáng, tốt cho hệ tiêu hóa.

Lựa chọn các món trong ngày Tết:

Các món giàu chất đạm: nên ăn các loại thịt ít mỡ, ăn cá, giò lụa, đậu đỗ, lạc, vừng, đậu phụ. Ăn nhiều chất đạm quá cũng không tốt vì gây khó tiêu, tăng thải canxi, có thể dẫn rối loạn tiêu hóa, dễ bị loãng xương, bệnh gút.

Không nên ăn các thức ăn có nhiều mỡ: như giò mỡ, giò thủ, thịt mỡ, lòng, mề; NCT không nên ăn nhiều mỳ tôm vì chứa hàm lượng chất béo rất cao bị hấp phụ trong quá trình chế biến.

Các món giàu chất bột đường: Người bệnh đái tháo đường, mỡ máu cao, cần ăn các món giàu tinh bột như cơm, bánh chưng... thành bữa nhỏ, ăn 5-6 bữa mỗi ngày. Các món ăn như miến gà, phở bò-gà, bún măng… là những món dễ ăn, ít chất béo, không nhiều năng lượng… phù hợp với người cao tuổi.

Hạn chế ăn bánh kẹo ngọt, nhất là người bị bệnh đái tháo đường, mỡ máu cao. Nên dùng đúng theo nghĩa “nếm”, mỗi lần ăn một trong các loại sau: 1-2 chiếc kẹo con, 1-2 chiếc bánh quy...

Mỗi ngày nên ăn đủ 3 nắm rau xanh, ngày ăn 200-300 gam quả chín, mỗi bữa ăn 1 loại… cung cấp thêm vitamin và chất khoáng, chất xơ giúp cho quá trình tiêu quá thuận lợi, chống táo bón, trẻ lâu.

Hạn chế uống rượu, bia trong những ngày Tết: Trước bữa ăn có thể dùng chút rượu nhẹ như rượu vang đỏ (30-50 ml/ngày) để khai vị, có tác dụng tốt cho tuần hoàn, chống ôxy hóa, giảm nguy cơ ung thư. Con cháu cũng không nên cố mời, ép các cụ uống rượu bia, đặc biệt người mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, hen suyễn, tiểu đường…

NCT cần uống đủ nước mỗi ngày, tác dụng chống táo bón, đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Trung bình cần uống thêm khoảng 1,0-1,5 lít nước/ngày, nên uống làm nhiều lần, mỗi lần một ít, ưu tiên cho uống ban ngày. Có thể nhìn màu sắc nước tiểu để đánh giá uống đủ nước: màu trắng hoặc vàng nhạt là đủ nước, từ sẫm màu đến màu cà phê là thiếu nuớc. Chờ có dấu hiệu khô miệng, khát nước mới uống là quá muộn, không tốt cho sức khỏe.

Không nên ăn các món quá mặn:chế biến sẵn như dưa muối, cà muối, thịt ướp muối… để phòng tránh một số bệnh tim mạch, huyết áp.

Du Xuân, đón Tết, nếu được ăn, ngủ, nghỉ ngơi điều độ, thì NCT vừa du xuân vui vẻ, vừa mừng tuổi được họ hàng nội ngoại, vừa sum vầy cùng con cháu, vừa thăm thú được bạn bè, lại vừa nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, và đảm bảo sức khỏe. /.

Bạn đang đọc bài viết Giữ sức khỏe cho người già trong dịp Tết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.