Thứ ba, 23/04/2024 23:19 (GMT+7)

Gỡ nút thắt đưa các nhà máy xử lý rác công nghệ vào vận hành

MTĐT -  Thứ sáu, 21/08/2020 11:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quy hoạch xử lý chất thải rắn Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến nay, Hà Nội có 8 khu hiện hữu đã và đang được nâng cấp, mở rộng và 4 khu đã và đang được đầu tư xây dựng

Từ nhiều năm qua, việc đi tìm sự đồng thuận của người dân trong triển khai các dự án xây dựng khu xử lý rác thải chưa bao giờ là việc dễ dàng. Bởi người dân ở bất cứ khu vực nào cũng đều không hào hứng với các dự án liên quan đến xử lý rác thải, do lo ngại vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của người dân.

Bài học nhãn tiền mà chúng ta đã thấy đó là việc người dân ở Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn) từng nhiều lần chặn xe rác, gần đây nhất là vào giữa tháng 7- 2020, với lý do  bãi rác đã bị  quá tải, tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng,  hệ thống xử lý nước rỉ rác  gặp sự cố nên đã chảy ra ngoài đồng ruộng, kênh mương xung quanh ảnh hưởng trực tiếp tới người dân. Và như một lời hứa lãng quên, UBND Thành phố Hà Nội chậm di di dân ra ngoài vùng ảnh hưởng Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (bán kính 500 m tính từ hàng rào), chậm chi trả tiền đền bù đất nông nghiệp, đất thổ cư cho người dân di dời theo quy định của pháp luật nên dẫn tới việc liên tiếp chặn xe rác nhiều lần trong năm.

Các bãi rác thải đều gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chưa có công nghệ xử lý rác phù hợp.

Được biết, Thực hiện Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến nay, Hà Nội có 8 khu hiện hữu đã và đang được nâng cấp, mở rộng và 4 khu đã và đang được đầu tư xây dựng mới.

Thành phố Hà Nội đã tập trung đầu tư mở rộng, nâng cấp 2 khu xử lý có quy mô lớn, trọng điểm là Khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn, huyện Sóc Sơn và Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì.

Vấn đề bất cập là khi triển khai các khu xử lý chất thải rắn đã được quy hoạch tại Hà Nội là việc đầu tư xây dựng các khu xử lý mới  chỉ tập trung đầu tư các khu xử lý tại vùng I (Sóc Sơn) và vùng III (Xuân Sơn), trong khi vùng II lại chưa có nhà máy xử lý chất thải nào hoạt động.

Một số dự án ưu tiên đề xuất đến năm 2020 theo quy hoạch vẫn chưa được thực hiện theo đúng tiến độ, chưa có nhà máy xử lý sử dụng công nghệ cao với quy mô lớn đi vào hoạt động; một số vị trí theo quy hoạch công suất nhỏ, chưa thu hút về hiệu quả đầu tư.

Đối với các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, tiến độ triển khai vẫn bị chậm và gặp nhiều khó khăn trong đó khó khăn nhất là sự phản đối của người dân.

Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp công nghệ ưu việt nhất hiện nay tại miền Bắc.

Còn với các dự án sử dụng phương pháp đốt không phát điện đã hoàn thành xây dựng, khi đi vào hoạt động đã bộc lộ việc lựa chọn công nghệ chưa hợp lý, thiết bị xuống cấp nhanh, thường xuyên hỏng hóc, phải bảo dưỡng, dẫn đến công suất đốt chưa đáp ứng được so với công suất thiết kế.

Với tốc độ phát triển như hiện nay, xử lý rác thải sẽ ngày càng trở thành một vấn đề gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống cũng như sự phát triển bền vững của một đô thị đặc biệt như Thủ đô Hà Nội. Chính vì vậy, gỡ nút thắt và quyết liệt thực thi các giải pháp để sớm đưa các nhà máy xử lý rác thải có công nghệ hiện đại vào hoạt động cần được xem là ưu tiên hàng đầu đối với các cơ quan chức năng của thành phố trong thời gian tới.

PV (T/h)

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Gỡ nút thắt đưa các nhà máy xử lý rác công nghệ vào vận hành. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bảo tồn chim hoang dã: Cần một giải pháp hiệu quả và bền vững
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế quảng cáo và mua bán” nhằm hỗ trợ các nỗ lực thực thi Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã

Tin mới