Thứ bảy, 20/04/2024 06:48 (GMT+7)

GS. Đặng Hùng Võ nói gì về Vietcombank 'ôm đất vàng' rồi bỏ hoang?

Thùy An -  Thứ tư, 24/06/2020 14:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo GS. Đặng Hùng Võ, dự án đến 4 năm vẫn chưa triển khai được thì chắc chắn việc chủ đầu tư được giao dự án không hẳn họ có năng lực.

Nằm trên khu đất vàng đắt giá nhất nhì quận Cầu Giấy nhưng 12 năm nay dự án của Vietcombank vẫn bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên đất.

Được TP Hà Nội giao khu đất đắt giá nhất nhì khu Cầu Giấy cho Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) để xây trụ sở chính nhưng đến nay đã 12 năm trôi qua khu đất vẫn nằm đấy quây tôn kín mít, gây lãng phí tài nguyên đất.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Hà Nội đẩy mạnh rà soát, xử lý hàng loạt dự án “ôm” đất suốt nhiều năm rồi bỏ hoang là điều cần thiết, nhất là những dự án để hoang trên chục năm. Đồng thời, Thành phố cần ban hành chế tài xử phạt nặng đối với chủ đầu tư, nhằm tăng cường quản lý đầu tư công và loại bỏ nhà đầu tư yếu kém.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội kiến nghị thu hồi và phục hồi điều tra sai phạm tại 3 khu đất vàng gồm lô B9/CC1, B9/CC3 và C3/HH, C3/CC1-1 thuộc khu đô thị Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy) do chậm triển khai nhiều năm gây lãng phí tài nguyên đất và không có cơ sở pháp lý để cho phép tiếp tục triển khai dự án. Lô đất này đang bị sử dụng sai mục đích như làm sân bóng đá, gara…; một phần bị bỏ hoang, ngập trong rác.

Theo quy định của Luật Đất đai, nếu dự án quá 1 năm không sử dụng đất hoặc chậm tiến độ quá 24 tháng thì sẽ bị thu hồi, nhưng trên thực tế, số dự án chậm triển khai trên địa bàn TP. Hà Nội bị thu hồi hiện nay rất ít.

12 năm kể từ thời điểm giao đất nhưng đến nay lô đất của Vietcombank vẫn quây tôn và chưa bị thu hồi dù đã bỏ hoang cả thập kỷ.

Trao đổi với PV, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Luật năm 2003 quy định sau 24 tháng dự án chậm tiến độ sẽ thu hồi đất và trả lại phần giá trị đã đầu tư trên đất. Theo Luật năm 2013 thì sau 24 tháng chậm tiến độ thì được phép kéo dài thêm 24 tháng nữa tức là được phép kéo dài 4 năm.

Ông Võ khảng định sau 4 năm nếu không vận hành được dự án thì sẽ thu hồi cả đất đai và giá trị đã đầu tư trên đất. Dự án nào đến 4 năm vẫn chưa triển khai được thì chắc chắn việc chủ đầu tư được giao dự án không hẳn họ có năng lực.

Cũng theo ông Võ, nếu lô đất được giao mà chậm dự án quá lâu để lãng phí tài nguyên đất trách nhiệm thuộc về tất cả các cấp trong đó có cả cấp xã, phường, thị trấn phải phát hiện tất cả những trường hợp vi phạm pháp luật trên địa bàn mình quản lý. Đối với cấp huyện phải chuyển tình hình các dự án treo lên UBND cấp Tỉnh, Thành phố. Nhưng trách nhiệm xử lý thì lại của UBND cấp Tỉnh, Thành phố.

Nếu bây giờ quy trách nhiệm cho xã, phường thì hơi khó là bởi vì họ chẳng biết dự án đấy như thế nào, của ai, bắt đầu từ bao giờ vì cấp phường, xã không có hồ sơ nên cũng khó trách. Quy cho cùng thì trách nhiệm thuộc về UBND cấp Tỉnh, Thành phố bởi vì họ là người quản lý trực tiếp.

Hiện tại hàng rào quây tôn vẫn còn logo của Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank.

Được biết, năm 2012, UBND TP Hà Nội khẳng định lô đất của Vietcombank tại Khu đô thị mới Cầu Giấy để hoang từ năm 2008 là vi phạm khoản 12, Điều 38 của Luật Đất đai. UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND quận Cầu Giấy rà soát quy chế đấu giá và biên bản bàn giao đất tại thực địa đối với đơn vị trúng đấu giá để lập hồ sơ thu hồi theo quy định.

Nhưng tính thời điểm rà soát đến nay cũng đã 8 năm nhưng lô đất đấy vẫn ‘án binh bất động’ có phải là do UBND Quận Cầu Giấy đã bỏ quên lô đất đắt giá nhất trên địa bàn Quận quản lý.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết GS. Đặng Hùng Võ nói gì về Vietcombank 'ôm đất vàng' rồi bỏ hoang?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...