Thứ bảy, 20/04/2024 18:23 (GMT+7)

Hà Nội: Ai đang bao che cho những sai phạm của Vinasing? (Bài 2)

Nhóm PV -  Thứ hai, 27/08/2018 09:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 18/5/2017, UBND đã có chủ trương cho Công ty Vinasing đầu tư xây dựng 1000 nhà vệ sinh công cộng thông minh phục vụ cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Sau khi đăng (bài 1) phản ánh tình trạng vi phạm một số quy định về Luật Quảng cáo, Luật Giao thông đường bộ khi lắp đặt biển quảng cáo tại cầu vượt dành cho người đi bộ của Công ty Vinasing, Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia về những sai phạm này.

Như thông tin chúng tôi đã đề cập ở bài báo trước, ngày 18/5/2107, UBND thành phố Hà
Nội đã ban hành quyết định số 2856/QĐ-UBND về chủ trương cho Công ty Vinasing đầu tư xây dựng 1000 nhà vệ sinh công cộng thông minh phục vụ cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đổi lại đó, Vinasing được quyền khai thác quảng cáo trong vòng 10 năm trên hệ thống cầu vượt dành cho người đi bộ do Sở GTVT Hà Nội quản lý.

Tiếp theo đó, trong công văn số 1497/SGTVT-QLKCHTGT ngày 22/3/2018, Sở GTVT Hà Nội đã thống nhất danh mục cầu vượt đi bộ do Sở quản lý để báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội cho phép Công ty Vinasing lắp đặt biển quảng cáo, cụ thể như sau:
1. 28 Võ Chí Công, Nghĩa Đô, Cầu Giấy
2. Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ
3. Võ Chí Công, Phú Thượng, Tây Hồ
4. Võ Nguyên Giáp, Vĩnh Ngọc, Đông Anh
5. 34 Yên Phụ, Tây Hồ
6. 225 Hồng Hà, Hoàn Kiếm
7. 33 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình
8. 95 Giảng Võ, Ba Đình
9. 309 Giảng Võ, Ba Đình
10. 83 Láng Hạ, Ba Đình
11. 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa
12. 210 Xã Đàn, Đống Đa
13. 196 Tây Sơn, Đống Đa
14. 178 Tây Sơn, Đống Đa
15. 109 Chùa Bộc, Đống Đa
16. 85 Thái Hà, Đống Đa
17. 110 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa
18. 72 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
19. 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
20. 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
21. 181 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy
22. 34 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy

23. 2 Mai Dịch, Cầu Giấy
24. 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy
25. 80 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy
26. 325 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên
27. 146 Ngô Gia Tự, Long Biên
28. 737 Ngô Gia Tự, Long Biên
29. 129 Giải Phóng, Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng
30. 85 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng
31. 19 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng
32. 247 Tân Mai, Hoàng Mai
33. QL1A Hoàng Liệt, Hoàng Mai
34. Kim Chung, Đông Anh (1)
35. Kim Chung, Đông Anh (2)
36. Trần Phú, Hà Đông
37. QL1A Văn Điển, Thanh Trì
38. 12 Tố Hữu, Hà Đông
39. Tiếp giáp nhà chờ BRT Vạn Phúc 2, Hà Đông
40. Tiếp giáp nhà chờ BRT Dương Nội, Hà Đông
41. Tiếp giáp nhà chờ BRT Văn Khê, Hà Đông
42. Tiếp giáp nhà chờ BRT An Hưng, Hà Đông
43. Tiếp giáp nhà chờ BRT La Khê, Hà Đông
44. 188 Lê Trọng Tấn, Hà Đông
45. Giếng Sen, Hà Đông

Về hình thức lắp đặt biển quảng cáo trên hệ thống 45 cầu vượt dành cho người đi bộ này, trong công văn số 183/SGTVT-QLKCHTGT, ngày 9/1/2018 của Sở GTVT Hà Nội đã
quy định rõ “Việc lắp đặt biển quảng cáo tại mặt phía ngoài cầu đi bộ phải đảm bảo: an toàn giao thông, không che khuất tầm nhìn biển chỉ dẫn, biển báo tĩnh không của cầu, đèn tín hiệu giao thông và tuyến xe bus nhanh BRT 01 (Kim Mã – Yên Nghĩa)…màu sắc của quảng cáo không được làm mờ biển chỉ dẫn giao thông, đèn tín hiệu giao thông phù hợp với cảnh quan đô thị và tổng thể hình thức cầu vượt”.

Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên hiện có 2 biển lắp quá lan can cầu là biển quảng cáo trên Cầu Vượt Trần Duy Hưng và Đào Duy Anh.
Cầu Vượt Trần Duy Hưng với diện tích là 39m2 (ngang 3m, dài 13m) đảm bảo về diện tích dưới 40m2 nhưng biển quảng cáo vượt lan can cầu.
Cầu Vượt Đào Duy Anh với diện tích 35m2 (ngang 3.5m, dài 10m), biển quảng cáo cũng vượt lan can cầu.

Vinasing lắp đặt biển quảng cáo vượt quá lan can trên Cầu Vượt đoạn Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Liên quan đến vấn đề này, ngày 21/11/2017 Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam đã có công văn số 101/CV-HH do ông Đinh Quang Ngữ, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hiệp hội quảng cáo Việt Nam ký gửi UBND, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội kiến nghị như sau: Theo Luật Quảng cáo, Luật Giao thông đường bộ, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt quảng cáo ngoài trời do Bộ Xây dựng ban hành ngày 31/10/2013 cũng như Quy chế Quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP.Hà Nội (điều 13), việc quảng cáo tại cầu vượt/đường hầm dành cho người đi bộ chỉ được phép lắp đặt bảng quảng cáo tấm nhỏ tại vị trí mặt phía trong cầu vượt/đường hầm dành cho người đi bộ.

Liên quan đến vấn đề sai phạm này, ngày 21/11/2017 Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam đã có công văn số 101/CV-HH do ông Đinh Quang Ngữ, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hiệp hội quảng cáo Việt Nam ký gửi UBND, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội kiến nghị.

Tuy vậy, hiện nay đang xuất hiện một số bảng quảng cáo gắn tại mặt ngoài một số cầu vượt dành cho người đi bộ, trái với các quy định hiện hành. Đề nghị UBND và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho kiểm tra, xử lý để giữ kỷ cương và công bằng cho các doanh nghiệp.

Ai bao che cho những sai phạm của Cty Vinasing trong việc lắp đặt biển quảng cáo vượt quá lan can như thế này?

Dư luận đặt câu hỏi việc Vinasing lắp đặt biển quảng cáo sai hình thức, vị trí đã vi phạm
Luật Quảng cáo, Luật Giao thông đường bộ, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt quảng cáo ngoài trời do Bộ Xây dựng ban hành ngày 31/10/2013 cũng như Quy chế Quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP.Hà Nội (Số 01/2016/QĐ- UBND, điều 13), liệu các cơ quan hữu quan có biết hay không? Làm thế nào mà Vinasing lại ngang nhiên vi phạm các quy định về quảng cáo như vậy? Ai? Tổ chức nào bao che cho những sai phạm nghiêm trọng của Vinasing?

Đề nghị các cơ quan chức năng như UBND thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao, và
Du lịch; Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng vào cuộc, xem xét, xử lý không để những
sai phạm như việc thi công bảng quảng cáo của Công ty Vinasing tái diễn.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ thông tin tiếp trong những bài viết sau.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Ai đang bao che cho những sai phạm của Vinasing? (Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất