Thứ bảy, 20/04/2024 20:07 (GMT+7)

Hà Nội: Bảo đảm chất lượng thực phẩm tiêu dùng, an toàn thực phẩm

Thanh Mai -  Thứ ba, 21/03/2023 14:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất an toàn, liên kết theo chuỗi, Hà Nội cũng đẩy mạnh, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Để cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã đẩy mạnh sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao.

Cùng với đó, Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh để kịp thời phát hiện vi phạm.

Từ nay đến cuối năm, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, các chi cục thuộc Sở chủ động trong công tác lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm; trong đó, ưu tiên sản phẩm rau, thịt và thủy sản. Theo đó, công tác lấy mẫu, giám sát an toàn nông sản, thực phẩm sẽ được tập trung vào các nhóm sản phẩm, các công đoạn có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm. Tập trung giám sát các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm...

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội tập trung thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch, tổ chức kiểm tra liên ngành, đột xuất và theo các chuyên đề về chất lượng an toàn thực phẩm; kết hợp với xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật để tạo sức răn đe...

Nhằm xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm, thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ NN&PTNT tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, bảo đảm an toàn thực phẩm.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ phối hợp với các địa phương tăng cường năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, chú trọng khâu chế biến và phát triển thị trường để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, truy xuất nguồn gốc chất lượng nông sản, thực phẩm.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội, thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh phát triển các vùng nông nghiệp chuyên canh tập trung, quy mô lớn. Đồng thời, duy trì và phát triển 159 chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản đáp ứng tốt nguồn nguyên liệu phục vụ hoạt động chế biến, xuất khẩu. Hiện, TP có 13.474 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Để bảo đảm an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang thường xuyên kiểm tra lấy mẫu giám sát chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cũng như tìm nguyên nhân các mẫu vi phạm. Từ đó có những giải pháp khắc phục và xử phạt tùy từng mức độ.

Tại huyện Chương Mỹ có nhiều mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi, trong đó có một số mô hình tiêu biểu như: Chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau của Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn; chuỗi sản xuất – tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ của Hợp tác xã Đồng Phú; chuỗi sản xuất – tiêu thụ bưởi Chương Mỹ của Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến…

Huyện có lợi thế sở hữu nhiều làng nghề và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn nên được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế phát triển các sản phẩm OCOP. Trên địa bàn huyện có 175/208 làng có nghề, 35 làng nghề truyền thống đã được công nhận; 94 hợp tác xã; 559 trang trại chăn nuôi, trồng trọt; 6 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp… Vì vậy, huyện đã có hàng trăm sản phẩm nông nghiệp, làng nghề đặc trưng, có thương hiệu trên thị trường. Trong đó, nhiều sản phẩm đã được cấp mã truy xuất nguồn gốc và được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng.

Còn tại huyện Phú Xuyên, hiện nay, trên địa bàn huyện có 2.032 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Để giám sát chất lượng nông, lâm, thủy sản, đến nay, huyện đã xây dựng được 1 cơ sở liên kết trong trồng trọt sản phẩm nông sản an toàn. Ngoài ra, có 10 sản phẩm đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, như: Măng tây Hồng Thái (xã Hồng Thái), các loại cá của cơ sở nuôi trồng thủy sản Lê Văn Lâm (xã Quang Lãng); rau cần Khai Thái, rau an toàn Vinh Hà, nấm Thuần Việt (xã Tân Dân); bưởi Thồ Bạch Hạ, bưởi diễn Quý Khéo (xã Hồng Minh); quả nhãn, bưởi trang trại hộ Lê Ngọc Hoàng (xã Nam Phong)...

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm, huyện đã tăng cường kiểm tra, giám sát tại siêu thị, chợ dân sinh để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.

Thời gian tới, TP Hà Nội sẽ chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp, vùng sản xuất chuyên canh tập trung, quy hoạch giết mổ. Khuyến khích áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi sản xuất tiêu thụ thực phẩm an toàn.

Duy trì, phát triển thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản thủy sản an toàn. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nông sản bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Bảo đảm chất lượng thực phẩm tiêu dùng, an toàn thực phẩm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất