Thứ sáu, 26/04/2024 01:56 (GMT+7)

Hà Nội cam kết bảo vệ hồ Gươm, giữ nguyên vị trí đặt ga ngầm C9

MTĐT -  Thứ tư, 25/09/2019 14:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND TP. Hà Nội cho biết sẽ giữ nguyên quan điểm đặt ga ngầm C9 dưới đường Đinh Tiên Hoàng và một phần vào vườn hoa, cách hồ Gươm 10 m, cách Tháp Bút 36 m.

Theo thông tin trên Vnexpress, trong báo cáo gửi Thủ tướng mới đây, UBND TP. Hà Nội cho biết sẽ giữ nguyên quan điểm đặt ga ngầm C9 dưới đường Đinh Tiên Hoàng và một phần vào vườn hoa, cách hồ Gươm 10 m, cách Tháp Bút 36 m.

Đồng thời Hà Nội khẳng định, phương án trên là "tối ưu nhất" vì ga nằm ở vị trí rộng nhất của bờ hồ, không gây lún và các tác động khác khi thi công xây dựng, vận hành khai thác. Bên cạnh đó, công trình phụ trợ và các cửa lên xuống được bố trí vào đất của Tổng Công ty điện lực, tránh giải phóng mặt bằng nhà dân; cửa lên xuống số 3 sẽ thay thế nhà vệ sinh công cộng hiện tại, cải thiện cảnh quan và bảo vệ môi trường khu di tích.

Phương án này đã được Hà Nội đưa ra 11 năm trước nhưng chưa được phê duyệt do vấp phải ý kiến phản đối của các bộ ngành liên quan cùng nhiều chuyên gia kiến trúc, quy hoạch.

Hà Nội cam kết bảo đảm giữ gìn nguyên vẹn, an toàn các công trình di tích lịch sử; bảo toàn giá trị vật thể, cảnh quan, môi trường của phố cổ, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch từng đề nghị tịnh tiến ga C9 về phía lòng đường Đinh Tiên Hoàng. Một số chuyên gia gợi ý Hà Nội bố trí ga tại các vị trí của Tổng Công ty Điện lực, Quảng trường Ngân hàng Nhà nước, Nhà hát Lớn... Cũng có ý kiến nên bố trí tuyến và ga chạy dọc đê sông Hồng.

Tuy nhiên, chính quyền thành phố cho rằng, các đề xuất đều không khả thi bởi nếu dịch chuyển ga C9 về phía lòng đường Đinh Tiên Hoàng hoặc bố trí ở vị trí khác thì tổng mặt bằng bao gồm thân ga, các cửa lên xuống, công trình phụ trợ và tuyến hầm 2 đầu ga sẽ phải thay đổi vị trí theo, dẫn đến các hậu quả như ảnh hưởng đến an toàn và kỹ thuật chạy tàu, cùng các hạng mục khác của di tích.

Bên cạnh đó, Hà Nội cam kết bảo đảm giữ gìn nguyên vẹn, an toàn các công trình di tích lịch sử; bảo toàn giá trị vật thể, cảnh quan, môi trường của phố cổ, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn.

Tính đến nay, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đã kéo dài 11 năm, chủ yếu do các vướng mắc liên quan đến quy hoạch của ga ngầm C9.

Theo TP Hà Nội, sự chậm trễ này đang có tác động tiêu cực, khiến dự án kéo dài, dẫn tới đội vốn do các yếu tố trượt giá, tăng chi phí nhân công, vật tư, máy móc, tăng lãi vay, làm giảm hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng đến hiệp định vay ODA và các cam kết vốn của nhà tài trợ.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ về phương án thiết kế, thi công ga ngầm C9 thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Về phương án thiết kế, thi công nhà ga C9 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo UBND TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất đảm bảo đúng quy định pháp luật về di sản văn hóa.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp có ý kiến chính thức bằng văn bản về phương án do UBND thành phố Hà Nội đề xuất, gửi UBND thành phố Hà Nội để UBND thành phố Hà Nội hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Dự án ĐSĐT số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo là dự án trọng điểm quốc gia, sử dụng vốn ODA của Nhật Bản. Dự án được Hà Nội phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tháng 11/2008. Với chiều dài 11,5 km, trong đó có 2,6 km đi trên cao (ga C1-C3) và 8,9 km đi ngầm (ga C4-C10), lộ trình điểm đầu tại khu đô thị Nam Thăng Long theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, điểm cuối là phố Huế.

Riêng ga C9 được đề xuất đặt tại vị trí Km 9+864,645 trong khu vực khuôn viên công viên bờ Hồ Gươm. Thân ga chính được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng, phần dưới vườn hoa bờ Hồ Gươm có kích thước dài 150 m, rộng 21,4 m, sâu 17,45 m.

Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga C9 tới Hồ Gươm khoảng 10 m, tới tượng đài tưởng niệm Cảm tử quân khoảng 81 m, tới đền Bà Kiệu khoảng 83 m, tới Tháp Bút khoảng 36 m, tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ khoảng 120 m.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội cam kết bảo vệ hồ Gươm, giữ nguyên vị trí đặt ga ngầm C9. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.